Khói Hương Nhan Trầm Hình Xoắn Ốc

Hương trầm tỏa ngát mang theo lời khấn nguyện chân thành của con cháu đến với ông bà và cầu mong đón được nhiều phước phần.

Ban Thờ Gia Tiên

Nơi con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên người đã có công dưỡng dục đấng sinh thành,biết ơn nguồn cội công ơn dượng dục sinh thành.

Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa

Người làm kinh doanh rất cung kính thờ phượng các vị thần này vì họ tin vào một điều rằng các đáng thần linh sẽ giúp đỡ và phù hộ cho công việc kinh doanh của họ được suôn sẻ.

Mâm Ngũ Quả Cúng Tổ Tiên

Mâm ngũ quả dâng lên cúng ông bà tổ tiên với ý niệm rằng những vật phẩm ngon và tốt nhất dâng lên cúng kiến ông bà bằng cái tâm long thành của con cháu.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

{4 Điều} Cần Biết Về Tiền Âm Phủ

Giấy tiền vàng mã hay trong miền nam thường hay gọi là giấy tiền vàng bạc. Tôi có thể chắc chắn một điều rằng đây là món đồ thờ cúng không thể thiếu đối với mỗi dịp cúng kiến trong gia đình hay trong các ngày lễ tết.

Và nó cũng đã khơi lên 1 làng sóng tranh cãi không có hồi kết giữa việc nên đốt giấy tiền vàng mã để cho người đã khuất hưởng hay chỉ là phung phí khi dùng tiền thật đi mua tiền giả về đốt và không biết được người nhận có nhận và sử dụng được không?

Đốt tiền vàng mã

Nội dung bài viết sẽ không tập trung vào giải đáp việc ai đúng ai sai trong việc tranh cãi này mà điều quan trọng chúng tôi muốn đưa ra các dẫn chứng và các thông tin hữu ích cho bạn đọc nhằm qua trải niệm nội dung mà bạn, chính bạn, có thể nhận ra được việc có nên đốt giấy tiền vàng mã, hay là nếu đốt thì đốt bao nhiêu là đủ và đủ để thể hiện lòng thành của chúng ta đối với người đã khuất.

Trong thị trường tiền vàng mã hiện này thì có nhiều loại tiền vàng mã khác nhau nào là tiền vàng, tiền vãng sanh, đỉnh tiền vàng … nhưng mục đích sử dụng cuối cùng cũng chỉ dùng để đốt cho người đã khuất và hy vọng họ sẽ sử dụng được những vật dụng này. Và cầu mong những điều tốt lành đến với con cháu đang còn tại thế. Và chúng tôi sẽ hé lộ thêm những thông tin mà có lẽ bạn ít đọc được từ những thông tin hiện có, hãy kiên nhẫn xem hết bài viết.

Trao đổi một chút về câu chuyện tranh cãi của việc nên đốt vàng mã hay không? Thì chúng ta nên đề cặp đến việc phong tục này được bắt nguồn từ khi nào và có phải chính gốc xuất phát trong nền văn hóa của nước ta ?.

Đa số thông tin xác thực rằng tục đốt tiền vàng mã này không phải xuất phát từ nước ta, mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và là do chúng ta ở gần họ nên cũng bị các phong tục này ảnh hưởng dần và chúng ta cũng phần nào thực hiện theo họ.

Vì mục đích của việc đốt giấy tiền vàng mã này không có gì sai chỉ tôn trọng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với cha ông ta. Và với lẽ đấy mà hành động tốt đẹp này được nhiều người hưởng ứng, áp dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

Bài viết này được chúng tôi chia sẻ khá là dài cho nên chúng tôi chia ra các phần sau cho bạn đọc tiện theo dõi:

  1. Tranh cãi về việc có nên đốt giấy tiền vàng mã hay không
  2. Các loại vàng mã hiện nay
  3. Cách đốt tiền vàng mã
  4. Bài văn khấn đốt tiền vàng mã

1. Tranh cãi về việc có nên đốt giấy tiền vàng mã hay không


VỚI Ý KIẾN ĐỒNG Ý: Thì việc đốt vàng mã này đã có từ lâu đời ở nước ta, thể hiện được những giá trị tốt của người còn tại thế đối với người đã khuất. Đông thờ cũng biểu lộ sự hiếu thảo, bày tỏ sự tưởng nhớ, và thương tiếc vô hạn của con cháu đối ông bà tổ tiên và những bậc có công ơn dưỡng dục đối với chúng ta. 

Do vậy thì họ mới thực hiện các nghi thức đốt tiền vàng mã nhằm mong muốn người đã khuất, khi qua thế giới bên kia cũng có được một cuộc sống sung sướng không khổ cực.

VỚI Ý KIẾN KHÔNG ĐỒNG Ý: Vì đây là một hành động thiên về tâm linh và không có một bằng chứng nào chúng minh được việc chúng ta đốt vàng mã như vậy người khuất sẽ nhận được và qua hành động đó sẽ phù hộ độ trì cho chúng ta được nhiều may mắn và gia đình gặp nhiều điều tốt. Và cũng không có một quy định rõ ràng nào là nên đốt như thế nào và đốt bao nhiêu cho đủ do đó người ta cứ nghĩ rằng càng đốt nhiều thì càng được nhiều phước đức. Cho nên đốt quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường sống và bị phản đối kịch liệt.
Như vậy qua nhận các luồng ý kiến đó các bên đều có các lập luận hợp lý bảo vệ cho việc quan điểm của mình. Như có một điểm chung có thể thấy được trên 2 quan điểm này là việc đốt giấy tiền không có gì là sai nhưng đốt với số lượng vừa phải thì hành động này không sai cho nên chúng ta hãy nên là cần phải bảo vệ thêm môi trường sống của chúng ta hiện tại.

2. Các loại vàng mã hiện nay

Thật sự là không thể kể hết hiện nay có bao nhiêu loại hàng vàng mã này trên thị trường nào là tiền vàng, tiền dola âm phủ, các bộ quần áo vàng mã khác nhau, thậm chí còn có cả các hàng giấy tiền đồ cộng nghệ cao cấp … và thậm chí áp dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại hàng mã này cho nên các sản phẩm được làm ra rất tinh xảo ví dụ như các sản phẩm tiền âm phủ giống tiền thật đến không ngờ.

Dưới đây là một số hình ảnh tiền vàng mã tượng trưng cho thị trường sôi động của hàng vàng mã mời bạn đọc xem qua:






3. Cách đốt tiền vàng mã

Tiếp theo là phần rất hấp dẫn hướng dẫn chúng ta về việc cách đốt tiền vàng mã chúng tôi có lung sục được một số thông tin khá uy tín của TS Vũ Thế Khanh một chuyên gia về lĩnh vực tâm linh có trao đổi về cách đốt giấy tiền vàng mã sao cho đúng:

Bài phỏng vấn như sau: 
  • Phóng Viên : Thưa ông, bằng thực nghiệm nhiều năm nghiên cứu, ông thấy khi đốt vàng mã, liệu người âm có nhận được không?
  • TS Vũ Thế Khanh: Hầu như ngày nào ở trung tâm chúng tôi cũng có những cuộc “áp vong”, giao lưu với những người đã khuất, hai phần ba số vong được hỏi trả lời rằng có nhận được vàng mã do con cháu đốt.
  • Phóng Viên: Vậy là, đốt vàng mã không phải là…vô ích?
  • TS Vũ Thế Khanh: Đúng là không vô ích nhưng rất lãng phí và ít tác dụng với người âm. Mình cứ cúng đồ thật đi, vì thật hay giả thì họ đều nhận được như nhau. Thay vì mấy chục, mấy trăm triệu tiền vàng mã đốt rồi chỉ còn tro bụi, mua đồ thật, cúng lên họ vẫn nhận được cơ mà. Xong rồi mang đồ thật đó cho người khác sử dụng có phải là có ích hơn không! Chưa kể đến việc khi mình mang đồ thật cho người khác là mình đã mang đến niềm hoan hỉ, người ta phát lên một tần số cảm ơn. Niềm hoan hỉ và tần số cảm ơn đó chính là công đức mà mình tích được để dâng lên ông bà tổ tiên. Còn đốt vàng mã thì không mang lại niềm hoan hỉ và lợi ích nào cả.
  • Phóng Viên: Theo đó, những nhà đi trình đồng mở phủ đốt ngựa và xe, không lẽ cũng phải là đồ thật?
  • TS Vũ Thế Khanh: Phương tiện đi lại thì chẳng có ý nghĩa gì. Khi hồn đã thoát khỏi thân xác thì không còn lệ thuộc vào thân xác nữa, mọi di chuyển đều bằng ý nghĩ. Nếu các cụ nhà anh cưỡi ngựa từ TP. Hồ Chí Minh ra, liệu năm ba ngày có kịp ra đến nơi cho anh áp vong, giao lưu không? Còn những người nghe thầy “đểu” nói là căn cao, số cao, phải trình đồng mở phủ. Ấy là người ta dọa để bạn phải bỏ tiền. Bây giờ nhé, “võ công” của bạn cao mà một người nào đó bảo võ công anh cao lắm, anh phải về làm lính cho tôi, liệu bạn có chịu không? Căn cao, số cao chính là những người có nhiều công đức, tích được nhiều điều thiện. Và căn cao, số cao là tốt.
  • Phóng Viên: Có nhiều ý kiến cho rằng đốt vàng mã chỉ là để cái tâm người trần được an. Ông có cho rằng đó là lý do khiến người ta đốt mã ngày một nhiều?

  • TS Vũ Thế Khanh: Việc đốt vàng mã có lợi cho sự mê tín. Đó còn là sự vô trách nhiệm. Ai cũng nghĩ rằng đi mua thật nhiều vàng mã về đốt là xong. Nhưng bố mẹ, ông bà mình dưới kia đang bị giam cầm, cảm giác ốm đau vẫn còn thì lại không cứu. Bản thân tôi trước đây cũng đưa bố mẹ tôi lên chùa và nghĩ thế là xong, các cụ được yên nghỉ. Nhưng sau đó tôi nhận ra việc đó chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”. Còn những anh đốt hàng chục, hàng trăm triệu vàng mã, có lắm tiền chưa chắc đã có tâm. Một ví dụ rất nhỏ và thiết thực: Anh đốt cho mẹ anh 10 tỉ rồi bảo “bà xem đã đủ công sức bà nuôi dạy con chưa”, thì bà chả ném vào mặt anh và bảo “nghìn tỷ cũng không đủ được, cái thằng mất dạy”. Nhưng bây giờ, anh mua một bát bánh đúc thôi, mang đến cho mẹ rồi thủ thỉ “mẹ ơi, con biết lúc mẹ sống mẹ thích ăn bánh đúc...” Anh nghĩ xem mẹ anh quý 10 tỷ hay quý bát bánh đúc? Đấy chính là công đức. Cho nên công đức ghi được không phải là ở đốt nhiều hay ít vàng mã.
  • Phóng Viên: Vậy khi đốt vàng mã, có phải nghĩ đến tác dụng của nó hay không?
  • TS Vũ Thế Khanh: Có chứ. Dù chỉ là vàng mã nhưng khi đốt cũng phải nghĩ đến việc người ta có cần không, có dùng được không, và dùng được thì có lợi ích gì với người ta không? Ví thử, vong nhà anh là một người nghiện, đang vật vã lên cơn thèm thuốc thì mang ma túy hay mang thuốc cai nghiện đến cho người ta? Hai thứ đều có tác dụng, nhưng cho ma túy thì khác nào cõng họ xuống sông? Còn để tích đức thì chắc chắn anh phải cho người ta thuốc cai nghiện rồi.

4. Bài văn khấn đốt tiền vàng mã

Bài khấn theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hoá Thông tin

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Khi đọc bài viết đến những phần cuối cùng này chắc bạn đọc phần nào cũng đã hiểu được một số vấn đề liên quan đến các loại hàng vàng mã.
Vài dòng chia sẻ nữa của chúng tôi về công việc kinh doanh vàng mã. Bạn là người đang quag tâm hay là có nhu cầu tìm hiểu thêm về thị trường này chúng tôi nghĩ chắc chắn rằng tất cả các bài viết của chúng tôi hay của các nhà xuất bản khác cũng không đủ nhu cầu tìm hiểu của các bạn.

Phố Hàng Mã

Nếu thật sự muốn biết thêm thông tin thì khuyến khích các bạn nên đến với các cửa hàng bán đồ vàng mã để có thêm được thông tin bổ ích. Và nếu như bạn còn đang phân vân rằng trong bài viết này không chỉ nơi mua vàng mã ở đâu thì làm gì mà biết nơi mà đến tham khảo, ĐÂY, nếu bạn ở Hà Nội thì nơi mà ai cũng biết là ở đâu đó là phố hàng mã tại Hà Nội, còn nếu bạn ở Sài Gòn bạn có thể tìm đến đường Hãi Thượng Lãng Ông, Q5, hay là đường Nguyễn Chí Thanh, Q11 nơi đây là nơi mua bán đồ thờ cúng, cũng được xem như là chợ, phố hàng mã ở TPHCM. Đồng thời nếu như bạn có nhu cầu mua thêm các loại đồ thờ cúng bằng gỗ, đồ thờ cúng bằng đồng hay là đồ thờ cúng bằng gốm sứ ở nơi đây đều có cung cấp đầy đủ đáp ưng nhu cầu của người mua.

Hơn nữa thời đại công nghệ thông tin cũng đã phát triển từ lâu thì ngành hàng mã này cũng không thể bỏ qua cơ hội để mọi người có thể biết đến các sản phẩm này. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm các cửa hàng bán vàng mã online và cũng có rất nhiều thông tin và mẫu mã cho các bạn lựa chọn, mà còn tiết kiệm được công sức thậm chí tiền xăng đi lại.


Mọi thông tin đóng góp để hoàn thiện nội dung bài viết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới, hay nếu có nhu cầu thêm về thông tin hay sản phẩm hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ kịp thời cho các bạn.
Thờ Cúng Tất Dạ
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

[Sự Thật] Nên Làm Với Ban Thờ Cũ

Cần làm gì với ban thờ cũ câu hỏi này chắc cũng khá là khó trả lời đối với những gia đình nào mà trước giờ ít có thờ cúng và thậm chí là khi chúng ta mua lại được một ngôi nhà nào đó mà trong đó đã có ban thờ ông thần tài, thổ địa của chủ cũ còn để lại.

Thay ban thờ cũ
Chúng ta thật sự phân vân không biết có nên dùng lại ban thờ thần tài, thổ đại của chủ cũ hay là tốt nhất nên sắm lễ thay ban thờ mới và nếu chúng ta quyết định thờ mới và điều cần làm là làm gì với lại ban thờ cũng đây để cho không đắc tội với các vị chư thần.

Bài viết của chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá những cách thức thực hiện thay ban thờ cách nào cho phù hợp với từng điều kiện của từng người vì cơ bản sẽ có nhiều cách khác nhau để cho bạn đọc áp dụng vào thực tế gia đình mình. Bạn sẽ biết được thay ban thờ mới phải làm những gì?

Nếu là chỉ chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà nên làm gì và đối với những cá nhân thận trọng hơn xem ngày để đổi bàn thờ để không phạm vào các giờ các ngày không tốt ảnh hưởng đến việc làm ăn. Và đồng thời cũng cung cấp thêm thông tin với những bạn đọc nhà có thờ phật và muốn thỉnh tượng phật mới về thờ nhưng không biết nên làm gì với tượng phật cũ thì cũng sẽ được nêu bên trong nội dung bài viết này.

Nội dung bài viết sẽ tập trung vào việc thực hiện các việc bạn đọc nên làm để thực hiện việc thay các vật dụng trên ban thờ cũ một cách tốt nhất. Và đồng thời chúng tôi cũng sẽ gợi ý một số nội dung bài viết liên quan cho bạn đọc dễ dàng tìm hiểu.

Do nội dung bài viết khá dài nên chúng tôi chia thành các phần sau cho bạn đọc dễ theo dõi:
  1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý
  2. Làm gì với tượng phật cũ
  3. Văn khấn thay ban thờ mới
Lo lắng là điều không thể nào tránh khỏi khi mà việc thay ban thờ cũ sang ban thờ mới là một việc từ xưa đến giờ mà bạn chưa từng thực hiện.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau khám phá việc thực hiện thay các món đồ từ lớn đến nhỏ:


Nếu ban thờ của gia tiên được thờ ở nhà bạn đã rất cũ kĩ và bạn muốn thay đổi một ban thờ mới để cho phù hợp với không gian kiến trúc mới của ngôi nhà bạn mới xây lại hay trùng tu, thì bạn cũng đừng quá sợ hãi trong việc thay ban thờ và sợ rằng sẽ bất kính với tổ tiên.

Vì một vài quan điểm như thế này bất cứ với thứ đồ gì cũng vậy khi đặc biệt là đồ thờ cúng đã quá cũ kỹ thì ta càng nên thay mới lý do là chúng ta thay mới để dễ dàng trong việc thờ tự hơn và thật sự thành tâm để mang những món đồ mới nhất, nhiều lòng thành nhất để việc thờ gia tiên được thêm phần trang nghiêm.

Và đây là điều không ai ngăn cảng thậm chí còn được khuyến khích không chỉ bởi những người bán hàng (^.^) mà trong phật giáo có giảng dạy những điều này là những điều nên làm để tăng thêm lòng thành trong việc thờ cúng.

Khi ban thờ mới đã tôn cấp lập thờ xong đã thì chúng ta sẽ làm gì với ban thờ cũ đây. Điều CẤM KỴ là chúng ta không được vứt tùy tiện. Với ban thờ cũ mà đồ thờ cúng bằng gỗ thì khi không còn thờ tự nữa điều nên làm là chúng ta nên phân thành nhiều phần nhỏ (tháo ban thờ ra) và chúng ta tiến thành hóa thành tro và sử dụng tro mang đi ra vườn cho vào các gốc cây, chứ đừng nên bỏ ngoài đường hay vứt xuống song suối.

Còn nếu như nhà ban thờ hay các đồ thờ cúng bằng gốm sứ, đá thì chúng ta có thể phá nhỏ ra và phần phế liệu chúng ta có thể để ở các nơi thanh tịnh là được.


Còn nếu như đồ thờ cúng bằng đồng thì việc tiêu hùy cũng rất là khó đập bỏ hay đốt cũng không xong, với quan điểm của chúng tôi khi mà chúng ta đã thành tâm làm lể cung thỉnh gia tiên sang một nơi thờ tự mới thì các đồ vật bằng đồng này cũng không có giá trị linh thiêng nữa cho nên chúng ta có thể thanh lý cũng không bị tội lỗi đối với gia tiên.

1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý.


Sắm lễ để chuyển cho ban thờ gia tiên gồm những gì:

  1. Một con gà để lễ.
  2. Một đĩa xôi đỗ.
  3. Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.
  4. Một đĩa hoa quả.
  5. Một lọ hoa : 5 bông hoa hồng.
  6. Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.
  7. Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
  8. Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
  9. Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
  10. Một bát nước lã sạch.
  11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
  12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
  13. Sớ thiên di linh vị thần Tài.

LƯU Ý: Theo các chuyên gia phong thủy cũng khuyên rằng khi chúng ta tiến hành thay ban thờ gia tiên và các vật dụng trên đấy thì nên xem ngày để thực hiện cho đàng hoàng vì tránh thực hiện vào các ngày, giờ xấu ảnh hưởng đến gia chủ và cũng. Và thực hiện các việc này nhằm mục đích là xin phép với gia tiên chứ không nên muốn thay đổi là thay đổi.

Sau khi thực hiện các nghi thức đối với ban thờ mới xong thì một điều không kém phần quan trọng là trình tự bốc bát hương bạn nên xem tham khảo qua bài viết: https://thocungtatda.blogspot.com/2018/06/boc-bat-nhang.html 

Đối với những ban thờ có sẵn như khi bạn từ nhà cũ dọn sang một nhà mới mà lúc trước đã có chủ thực hiện việc thờ cúng ban thờ thần tài, thổ địa và việc bạn sợ khi thay ban thờ mới. Theo chúng tôi nghĩ đối với ông địa thì mỗi ông sẽ cai quản một nơi thì bạn có thể thỉnh tượng mới và lúc thay tượng mưới thì mang 2 tượng này vào chùa và nhờ các sư thầy chú niệm vào và bạn có thể sử dụng tượng mới.

Còn thần tài thì bạn có thể thay thần tài mới nhưng bình thường (mua tượng mới và tốt nhất mang vào chùa nhờ sư chú niệm cho an tâm). Việc thờ cúng thì đòi hỏi sự thành tâm chứ không nên mê tín, và nghĩ rằng ảnh hưởng đến việc kinh doanh vì 2 việc này khác nhau hoàn toàn (thờ cúng phụ thuộc vào tâm mỗi người, còn kinh doanh thì phụ thuộc vào thị trường).

2. Làm gì với tượng phật cũ.


Đặc biệt lưu ý với bạn đọc bạn không biết làm gì với tượng phật cũ cho đúng lễ không phạm tội với chư phật. Một số ý kiến như “thỉnh thêm tượng mới thì được, còn tượng Phật cũ thì không nên thay đổi” chỉ là nhận thức và kinh nghiệm cá nhân. Cho nên, những ý kiến đó không có giá trị quy chuẩn về thờ tự trong Phật giáo. Vì vậy, nếu  bạn muốn thay tượng Phật cũ bằng tượng mới (vì nhiều lý do chính đáng khác nhau) thì cứ tiến hành.
làm gì với tượng phật cũ
Vấn đề là sau khi tìm được pho tượng Phật mới vừa ý thì nên thỉnh chư Tăng đến nhà làm lễ an vị tượng mới, cầu an cho gia đạo. Còn pho tượng cũ, có thể đem gửi lên chùa nhờ chư Tăng (Ni) tịnh hóa hoặc nếu ở TP.HCM thì có thể gửi vào Trung tâm Tịnh hóa (trụ sở chính, chùa Phổ Quang, 64/3 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình).

3. Văn khấn thay ban thờ mới

Bài văn khấn chuyển ban thờ tổ tiên

  • Nam Mô A Di Đà Phật! (x3)
  • Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
  • Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
  • Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
  • Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
  • Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
  • Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
  • Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Văn khấn ban thờ gia tiên

Bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài

Vẫn đặt ban thờ ở vị trí cũ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông
Chủ nhà thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên ban thờ rồi khấn

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… 
  • Tín chủ con là: …………………..tuổi…. 
  • Hiện đang trú tại: ……………………………………………… 
  • Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới. 
  • Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước. 
  • Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới. 
  • Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái. 

Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng
Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v… trước ban thờ.
Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:

Văn khấn ban thờ thần tài thổ địa

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20….. 
  • Tín chủ con là: …………… tuổi….. 
  • Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa. 
  • Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ. 
Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:
  • Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách. 
  • Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • ……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số 
  • Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế. 
  • Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần 
  • Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm. 
  • Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện. 
  • Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật 
  • Lễ tạ lập bàn thờ thần tài 
  • Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ: 
  • Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20……. 
  • Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc. 
  • Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí. 
  • Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ! 

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).


Mọi thông tin đóng góp thêm cho chúng tôi xin vui long liên hệ thông tin bên dưới. Nếu như bạn đọc có nhu cầu trao đổi hay thêm thông tin về sản phẩm hay mua sản phẩm, đừng ngần ngại GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời.
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

(2 Quan Niệm) Về Việc Bốc Bát Nhang

Chắc bạn cũng đồng ý với chúng tôi rằng chúng ta đã từng xem bát hương là một vật phẩm thờ cúng thông thường không quá chú ý đến các quy trình thực hiện an vị phức tạp của nó.

Cách bốc bát hương
Thật sự khi chúng tôi đào sâu hơn và bỏ đi quan điểm nông cạn của bản thân và bắt đầu vào công cuộc tìm hiểu thật sự về việc bốc bát hương. Nói không ngoa rằng đây là cả một nghệ thuật. Thông qua bài viết này chúng tôi đem đến thông tin cùng nhau chia sẻ với bạn đọc về 2 quan niệm chính của việc bốc bát hương đầu tiên và quan niệm về phong thủy và quan niệm truyền thống.

Và hy vọng rằng sẻ là một bên đưa thông tin trung lập nhất để bạn đọc có được nhiều giá trị khi xem.
Chắc bạn cũng có nghe qua về việc có nên tự bốc bát hương, cách bốc bát hương thần tài, thổ địa như thế nào? Và bài khấn bốc bát hương như thế nào? … và nhiều thứ khác nữa và mục đích của bài viết này là để đưa ra thông tin và cùng bàn luận về việc này cùng bạn đọc.

>> Xem thêm: 4 điều quan trọng về ban thờ thần tài, thổ địa

Bài viết khá nhiều thông tin cho nên chúng tôi sẽ chia thành các phần nhỏ để cho bạn đọc tiện theo dõi

  1. Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương
  2. Văn khấn bốc bát hương
  3. 2 quan niệm bốc bát hương
  4. Ý kiến về bát hương bản mệnh

Trong việc thờ cúng tổ tiên có lẽ việc làm cho chúng ta thắc mắc lớn nhất có lẽ là văn hóa vùng miền như miền Nam, Trung, Bắc. Mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau cho nên việc thờ cúng và bốc bát hương gia tiên cũng rất nhiều điểm khác nhau.

Cho nên chúng tôi cũng đã hỳ hục đào bới tìm hiểu các thông tin và sàn lọc làm sao để tìm ra một hướng cơ bản nhất để bạn đọc có thể tham khảo đồng thời có thể tự áp dụng các phương thức này tại nhà (nếu các bạn muốn), không nhất thiết phải thỉnh các thầy về làm lễ, làm phép.



Đầu tiên tôi xin trao đổi sơ qua về 2 quan niệm bốc bát hương này của quan niệm phong thủy, quan niệm truyền thống trong việc thờ cúng gia tiên việc phân làm 2 quan niệm như vậy thật sự không quá khác nhau nhưng sẽ có đôi chút quan niệm khác biệt cho nên chúng tôi sẽ chia sẻ trực tiếp đến các phần có liên quan sẻ đề cập cho các bạn dễ hình dung.

>> Xem thêm: “CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm
                          (BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng
                          [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

1. Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương

Để bốc bát hương được suông sẻ các bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Bát hương (có nhiều kích thước bát hương khác nhau như đường kính 12 cm-14cm-16cm…, ở đâu không bắt buộc phải chọn kích thước nào, miễn là phù hợp với ban thờ của chúng ta là được)
  • Tro nếp (ở miền bắc đa số người ta sử dụng tro để bỏ vào bát hương và quan niệm rằng để cho nhẹ nhàng làm ăn được tốt lành, còn miền Nam và miền Trung hay sử dụng cát nhưng tốt nhất nên sử dụng tro nếp, Phong thủy có quan niệm rằng đối với cát trắng mang tính tà cho nên không nên sử dụng cát).
  • Nước ngũ vị (các loại hoa quế, hoa hồi…) thường chúng ta sẽ pha với lại nước ấm để nguội, trong phong thủy có thể lấy bột ngũ vị này trộn trực tiếp vào tro nếp bỏ vào bát hương.
  • Nến (tránh khí lạnh xâm nhập và tà ma nhập tràng)
  • Giấy ghi vị hiệu (dùng để viết cốt bỏ vào bên trong bát hương)
  • 1 hộp thất bảo (vàng, bạc, kim sa, san hô đỏ, ngọc màu xanh, hổ phách, ngọc trai, chỉ ngũ sắc)

Đây rồi chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành vào việc bốc bát hương:

  • Trước tiên bàn tay của người bốc bát hương phải được rửa sạch bằng nước ngũ vị để cho bàn tay được thanh tịnh và sạch sẻ.
  • Tiếp đến là sử dụng mảnh giấy ghi cốt (thường giấy ghi cốt này được viết bằng chữ nôm) bạn điền các câu chú vào trong tờ giấy cốt (cách ghi vào cốt được hướng dẫn rõ trong Video sao)

Nếu như bạn không có nhiều thời gian để xem hết video trên thì tôi cũng tóm lại một số lưu ý để cho bạn đọc có thể tránh một số điều không nên làm:

LƯU Ý:

  1. Khi bốc bát hương thờ thì gia tiên không được thờ chung bát hương với thần (vì tôn thần thì hoàn toàn không ngồi chung với gia tiên) ông bà có thể cùng bát hương, hội đồng thân mảnh, thân cô có thể chung bát hương, NHƯNG tuyệt đối nên tránh thờ chung như bố, con hay ông cháu; bố và bà.
  2. Nên lưu ý thêm một điều trước khi bốc bát hương không chỉ rửa tay sạch sẽ không thôi mà còn nên tắm rửa vệ sinh thân thể và đặc biệt nên tránh việc nam, nữ vào ngày trước khi bốc bát hương để cho chúng ta được thanh tịnh nhẹ nhàng trong việc bốc bát hương.

Sau khi ghi cốt (vị hiệu) xong chúng ta lấy bộ thất bảo ra và lấy cốt (vị hiệu) gói lại và nhớ rằng trong lúc bốc bát hương thì chúng ta nên niệm chú (ở phần niệm chú này có các thầy hướng dẫn nên niệm và có các thầy bảo không cần).

2. Văn khấn bốc bát hương

Theo chúng tôi, niệm chú hay không cũng không sao một điều quan trong  mà các thầy hướng dẫn khi chúng ta bốc bát nhang là phải thành tâm, thể hiện lòng thành tôn kính đến các vị gia tiên, thần thánh trong quá trình chúng ta bốc chứ không nhất thiết phải, hay nhất định niệm chú hay không về bài niệm chú (bài khấn, văn khấn) nếu các bạn đọc nào cần cung cấp thì chúng tôi cũng cung cấp dưới đây:



Về bốc bát nhang thờ thần linh:

Kính lạy thần thành hoàng bản thổ, chư vị đại vương, kính lạy ngài đông trù tư mệnh đáo phủ thần quân, kinh lạy chư vị thần linh, các quan các thần cai quản đất này nơi này

Ngày hôm nay tên con là … sinh năm… tháng…ngày… giờ con đang cư ngụ tại đất này. Ngày hôm nay con xin phép được bốc bát hương để tôn cấp lập thờ các quan, thần các ngài. Xin các ngài chứng giám và gia hộ cho gia đình được bình an, tâm cầu sở đắc.
Và câu ngũ bộ chú các bạn có thể để cho câu chú này “chạy” trong người. Các bạn lẫm nhẫm về nó hay nghĩ trong đầu và việc này nhằm thể hiện cho việc bốc bát hương được thanh tịnh:
Um ram
Um si ram 
Um ma ni pab mê hum
Um ca lê, cun lê s va ha
Um b rum 
Bước tiếp theo sau khi ghi vị hiệu xong chúng ta cho tro nếp vào trong bát hương. Cho vào đến khi đầy bát hương thì thôi ở phần này có hơi rắc rối 1 chút về các cách hướng dẫn của các thầy :

3. 2 quan niệm bốc bát hương

Quan niệm trong phong thủy :

  • Khi mà bốc được nửa bát hương thì cho vàng thần tài(các tiệm bán đồ thờ cúng đề có) vào còn được gọi là nạp tài để nhằm thêm mục đích là chiêu tài khi bốc bát hương thần tài. Và ấn hơi chặt tay để hũ tro sau này có cắm hương vào thì hương cắm không bị lung lay giữ giáng cho hương khi đốt. 
  • Sau khi cho tro vào đầy bát hương cho thêm vàng thần vào chính giữ trên của bát hương và sử dụng đốt 1 nén trầm để lên giữa bát hương và có tác dụng nạp khí và tẩy uế và chờ cho phần trầm cháy hết. Và nếu như bát hương có bị dơ bẩn chúng ta có thể sử dụng 1 mẫu khăn nhúng vào nước ngũ vị để lau cho sạch sẽ, CHÚ Ý mặt nguyệt của bát hương khi bốc lúc nào cũng phải được hướng vào người bốc và khi để trên ban thờ cũng vậy cũng để hướng mặt nguyệt ra ngoài (vuông góc).
  • Sau khi đã chuẩn bị xong thì tiếp đến là việc lập thờ cho bát hương : đối với bát hương thờ thần linh chúng ta sẽ chúng ta sẽ đốt 5 nén nhang, còn đối với bát hương thờ gia tiên thì sẽ đốt 3 nén nhang. Khi đốt nhang lên khấn thì chúng ta sử dụng bài khấn ở trên để khấn và xin tôn cấp lập thờ và an vị bát hương trên ban thờ. Và đồng thời đối với thờ thần linh thì chúng ta có thể lạy 3, 19, 49 lạy NHƯNG thường để thể hiện sự linh thiêng và thành tâm thì chúng ta nên lạy 19 lạy 

Quan niệm trong truyền thống:

  • Khi bốc bát nhang cứ bốc cho đầy bát và điều lưu ý là không được lấy tay đè xuống, sau khi đầy thì lấy nước ngũ vị tưới lên trên đều mặt bát hương và điều này nhằm mục đích là để cho bát hương được thơm hơn và lúc cắm nhang vào bát hương hương sẽ chắc và không bị xiêu vẹo.
  • Nếu bốc bát hương thổ công dùng 3 cây nhanh. Đối với gia tiên có các phần mộ thì chúng ta phải ra tận nơi dùng 3 cây nhang đốt khấn vái và đợi 3 cây nhang tàn rút 3 chân nhang đấy khấn vái ở khu mộ xin về nhà và cấm vào bát hương để tôn cấp lập thờ tại nhà.
  • Lưu ý trong lúc bốc bát nhang chúng ta nên để cho cây nên cháy để tránh khi lạnh xâm nhập, hoặc tà ma nhập tràng.
  • Khi lập thờ cho bát hương phải lưu ý là đốt 3 lần hương (thấp 3 lần hương liên tục) khi nào 3 lần hương cháy hết thì mới được yên vị.

Có một số thắc mắc khi chúng tôi làm bài viết này rằng việc thay bát hương cuối năm như thế nào và có thức hiện nghi thức lại như cũ không. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được thì cuối năm khi các bạn tiến hành rút chân nhang ra và đồng thời bát hương cũng bị vơi đi cho nên bị cứ chăm thêm tro nếp bình thường không cần phải thực hiện lại nghi thức này.

4. Ý kiến về bát hương bản mệnh

Đây cũng là một phần nữa của việc bốc bát hương nên tiện thể chúng tôi chia sẻ cùng các bạn. Nhiều câu hỏi được đặc ra từ đọc giả là “Có nên làm lễ tôn nhang bản mệnh” hay “tôn nhang bản mệnh có tốt không”.

Bát hương bản mệnh

Thật sự việc nên tôn hay không nên tùy thuộc vào niềm tin của mỗi người, nhiều tài liệu trên mạng của các thầy cúng, pháp sư thì cho rằng nên lập bát nhang bản mệnh và các bậc tăng sư trong chùa lại bảo rằng không cần thiết. Việc thực hiện hay không thực hiện điều xuất phát từ trong tâm của chúng ta thật sự thành kính và thành tâm thờ cúng. Chúng tôi sẽ trích dẫn nguồn cho bạn đọc tham khảo thông tin:

Theo thầy Thích Trúc Thái Minh:  Bản mệnh là cái mệnh căn bản của mình, cái mạng sống của mình. Nhưng chúng ta học Phật cũng đã biết cái mạng sống, thọ mạng của mình do chính mình tự quyết định nó. Trong Phật giáo có câu chuyện: Có một thầy đắc quả Alahán quán thấy một chú tiểu trong bảy ngày nữa là mệnh chung. Thầy cho về nhà thăm cha mẹ để mệnh chung tại đó, nhưng trên đường về khi đi qua suối thấy đàn kiến bị nước lũ cuốn trôi, chú quyết định lội xuống cứu đàn kiến, cứu xong chú mới về nhà.

Hết ngày thứ bảy chú trở về chùa, vị thầy thấy chú thay đổi tướng, tướng yểu mệnh đã biến mất thay vào đó là tướng thọ, thấy như vậy vị thầy hỏi: khi ở nhà con có làm được việc gì tốt không? Chú trả lời là hôm con về, đi qua suối, con có cứu được một đàn kiến. Vị thầy nói chính là nhờ công đức cứu đàn kiến đó mà con được sống, không thì con chết rồi. Về sau chú tiểu đó sống được bảy, tám mươi tuổi.
Ai mà có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp mình thường làm ác, tổn hại sinh linh nhiều, không có tâm nhân từ, hay sân hay si thì mệnh mình giảm, không được trường thọ. Còn ngược lại nếu mình chăm tu, làm phước sống nhân từ, bác ái, thương người cứu vật tự nhiên sẽ hiện ra tướng thọ mệnh, mạng mình sẽ được kéo dài.

Vậy chính mình làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh là có cái ông thần bản mệnh, hộ mệnh cho mình để kéo dài mạng sống cho mình đâu. Mình mà làm ác thì chư thiên, thiện thần không ai ủng hộ. Dù có thờ 10 bát hương đi chăng nữa mà vẫn tạo ác thì vẫn tổn mệnh như thường.

Vì vậy không nên thờ bát hương bản mệnh. Đó là việc không hợp đạo lý, nhất là Phật tử đã quy y Tam Bảo rồi, nếu lỡ thì giải bỏ đi. Mà mình phải thờ cái bản mệnh tâm mình, kính thờ nơi tâm mình, nhất tâm tu Phật.
Theo các thầy cúng và pháp sư:



Mọi thông tin đóng góp để hoàn thiện nội dung bài viết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới
Thờ Cúng Tất Dạ
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

“CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm

Lại là một tựa đề gây tranh cãi khi tôi đã cho xuất bản viết có tên (BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng , nay lại tiếp tục cho xuất bản bài viết tiếp theo về việc “CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm. Thoạt đầu nghe có vẻ giống như các loại bảo hiểm rơi vỡ của các thiết bị điện tử của Thế Giới Di Động hay Viễn Thông A, NHƯNG lại khác hoàn toàn đấy bạn đọc à.



Đây không phải là một cú lừa tiếp theo đâu nhưng nếu bạn đọc hết được bài viết này, bạn có thể còn mua cho mình một bộ đồ thờ cúng bằng gốm sứ cũng không chừng và mang về vì nó có đặc tính “CHỐNG VỠ”.

Nhắc tới các loại đồ thờ cúng bằng gốm sứ này chắc thương hiệu xuất hiện trong đầu của bạn là gốm Bát Tràng và có lẽ là không ai trong chúng ta chưa 1 lần nghe qua thương hiệu này và những năm gần đây có một thương hiệu nữa cũng nổi lên là thương hiệu gốm sứ Minh Long.

Nhưng trong bài viết này tôi cùng các bạn sẽ trải nghiệm chủ yếu là gốm sứ Bát Tràng, dưới đây là một số hình ảnh gốm sứ Bát Tràng mà chúng tôi nhá hàng đến các bạn đây, và luôn tiện xem xong mấy tấm hình này thì tôi sẽ bắt đầu trước 1 số thông tin cơ bản về làng nghề này cho các bạn được nắm rõ.

>> Xem Thêm: [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

“Làng gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Đầy đủ ý nghĩa và xúc tích chắc nhiều bạn lại nghĩ rằng thông tin đến đây là đã đủ rồi nhưng khoang đã nhé. Vì phần tiếp theo dưới đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc “CHỐNG VỠ” của đồ thờ bằng gốm.

Trước tiên, để hiểu tại sao tôi dùng 2 từ CHỐNG VỠ này mời bạn đọc cùng tôi lướt qua thông tin về các loại mem gốm hiện có và quy trình sản xuất công phu ra sao. Đi Thôi…

Kể ra thì bạn sẽ tròn xoe mắt ngay vì trước giờ chúng ta nghe đến gốm sứ bát tràng thì cứ nghĩ rằng chắc sẽ có các màu cổ điển là màu xanh dương và họa tiết trên đó thôi. Nhưng điều khiến bạn thêm há hốc mồm là không chỉ vậy gốm Bát Tràng ngày nay còn cho thêm 2 dòng sản phẩm mới nữa đó là:
Bộ đồ thờ men xanh truyền thống

Bồ đồ thờ men rạn cổ

Bộ đồ thờ men nhũ vàng

Đấy thấy chưa thông qua hình ảnh bạn cũng có thể thấy độ tinh xảo do bàn tay người nghệ thổi hồn vào như thế nào (nói hơi quá).

Do vậy tin vui cho người mua, hay là muốn kinh doanh gốm sứ có cơ hội phát triển, cùng với đó các nghệ nhân cũng có thêm dịp để trổ tài trong việc sản xuất ra những sản phẩm độc lạ. Hiện nay nhiều công ty gốm sứ tư nhân mọc lên, theo tôi không phải vì theo phong trào mà do nhu cầu của người mua lớn nên phải kịp lúc đáp ứng được nhu cầu của họ.

Kèm theo với đó bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các nơi làm ra gốm sứ Bát Tràng họ nhờ kinh nghiệm và độ nhạy bén trong thị trường đã tự thành lập nên các công ty gốm sứ bát tràng, và vẫn giữ được chất lượng tốt để tung ra ngoài thị trường đấy là một điều đáng mừng cho ngành gốm của Việt Nam ta.

Hơn nữa ban đầu các nơi kinh doanh đồ thờ cúng cũng e dè vì chất lượng cũng như sự DỄ VỠ của gốm sứ nên ít bán sản phẩm này riêng lẻ và thường bán chung với các sản phẩm khác như đồ đồng, đồ gỗ. Tuy nhiên do càng ngày càng cải tiến về công nghệ kèm theo mẫu mã nên các cửa hàng gốm sứ chỉ chuyên bán các sản phẩm này ra đời và đến đây thì bạn cũng đã hiểu được độ phổ biến của nó không chỉ ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, mà giờ còn lan ra những nơi khác như Bình Dương, Hải Phòng,...

Tới đây chỉ còn phần quy trình nữa thôi thì các bạn sẽ được chúng tôi lý giải việc “CHỐNG VỠ” của đồ gốm rồi nhé:
Về quy trình làm gốm bát tràng thì hỡi ôi cực kỳ tĩ mĩ và khó khăn nên cũng chẵn trách sao sản phẩm ra thị trường có những sản phẩm lại mạng giá trị cao đến thế. Và cũng nhờ vào tiếp thu công nghệ sản xuất gốm tiên tiến gốm sứ của chúng ta cũng không kém cạnh gì các sản phẩm cao cấp khác.

Do quy trình quá dài và chi tiết các bạn có thể xem tại đây để nắm thông tin và hiểu rõ hơn về làng nghề nổi danh này nhé.

Rồi điều mong chờ cuối cùng cũng đã đến việc giải thích 2 từ sốc và mập mờ trên tiêu đề.
Tôi cá là bạn đã xem qua hình ảnh của gốm sứ Bát Tràng và mắt tròn mắt dẹt khi thấy nó, và những thông tin về quy trình sản phẩm được sản xuất công phu ra sao ==> Cho nên điều đầu tiên là bạn sẽ khao khát để sỡ hữu nó dù cho là 1 món nhỏ trong các bộ trên, tiếp đến là do giá thành để bạn sở hữu một bộ đẹp mê mắt cũng không rẻ tí nào (Tiền nào của đó thôi).

ĐÂY dựa vào 2 yếu tố trên thôi bạn đã nâng niu sản phẩm này quá kỹ lưỡng rồi và do sự nâng niu ấy mà dẫn đến việc bản thân bạn sẽ “CHỐNG VỠ” cho sản phẩm của bạn (ở đây chúng tôi lấy ý nghĩa 2 từ CHỐNG VỠ là bảo quản cẩn thận) thấy chưa chúng tôi đã chỉ ra cách CHỐNG VỠ cho sản phẩm của bạn rồi đấy.
Nói đông nói tây cũng nhiều rồi xin giới thiệu thêm thông tin về 1 bộ hoàn chỉnh gồm những gì:
  1. Bát cắm hương      
  2. Chân đế bát hương ( Bằng sứ hoặc bằng gỗ)   
  3. Ống cắm hương 
  4. Đĩa đựng hoa quả, đồ thờ cúng ( hay còn được gọi là mâm đựng ngũ quả)
  5. Nậm đựng rượu cúng  
  6. Kỷ chén thờ cúng
  7. Đèn thờ cúng
  8. Cây cắm nến thờ cúng
  9. Bộ bát thờ cúng ( 10 chiếc)
  10. Bộ ấm chén cúng mini
  11. Lọ cắm hoa ( Kích thước lớn - Kích thước trung bình - Kích thước nhỏ)
  12. Bộ đũa xòe hình quạt
  13. Bộ ba chum rượu ( Đựng muối - Đựng gạo - Đựng nước)
  14. Đốt trầm hương
  15. Bộ đỉnh hạc thờ cúng


Đây là một bộ hoàn chỉnh, mà để mua được hết nhiêu đây cũng phải cân nhắc rất kỹ, theo chúng tôi nghĩ nếu bạn muốn mua những vật phẩm gốm này để thờ cúng thì nên mua từng lần nếu không có đủ tiền ngay. Và người bán cũng hiểu được và họ cũng sẽ hỗ trợ và bán cho bạn những vật phẩm riêng lẻ (CHÚ Ý rằng nếu bạn mua nến thì mua 1 bộ, hay là đôi hạc chứ phần này không ai bán lẻ ra đâu nhé).

Để thỏa mãn thêm về lượng thông tin cho bạn đọc chắc bạn cũng sẽ chợt nãy ra trong đầu 1 câu hỏi và “Mua gốm sứ bát tràng ở đâu” hay “địa chỉ bán gốm Bát Tràng” gần nơi bạn sinh sống như TPHCM hay là Hà Nội. HOẶC bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để trao đổi tư vấn thêm hay có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho bạn đọc kịp thời nhất:
- Gốm Sứ Thành Tâm
- Gốm Sứ Lợi An
- Bát Tràng Mỹ Nghệ


Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.
Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

(BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng

Nhìn thấy 2 từ (BỊ ẾM) chắc bạn không khỏi ngạc nhiên về thực hư của chuyện này là như thế nào, không chừng chúng tôi lại hứng được vài khối gạch đá để về xây nên một cái biệt thự cũng nên.

Đồ thờ cúng bằng đồng

Do đó bạn đang cố gắng xem xem nội dung trong bài viết này sẽ cho bạn biết được sự thật gì mà khiến cho các bạn phải quan tâm đến việc đồ thờ cúng bằng đồng bị ếm như thế nào và liệu bài viết này có lừa các bạn không.

Mục đích của chúng tôi tìm hiểu và đưa ra nội dung bài viết này và cái tiêu đề gây tò mò thế kia xin đính chính lại là không phải để dìm hàng những làng nghề làm đồ đồng và các người kinh doanh đồ đồng chân chính. Mà đôi khi có một số lý do sâu xa dẫn đến cạnh tranh không công bằng và lành mạnh.
Trước tiên để đồng hành cùng bạn đọc lý giải từ (BỊ ẾM) của đồ thờ bằng đồng. Thứ nhất chúng ta nên tìm hiểu qua xem đồ đồng có bao nhiêu loại có các nhà sản xuất đồ đồng nào có tiếng và tiếp theo là từ đó sẽ dần dần xuất hiện việc ẾM các đồ đồng này từ công đoạn nào và biết đâu được cung cấp thêm thông tin để biết được mua đồ cúng ở đâu rẻ không chừng. Bắt đầu vào câu chuyện thôi nào:

Nói như một số thông tin chúng ta có thể tìm kiếm được trên mạng như: “hiện nay đồ đồng…; Ngày này đồ đồng …” có vẻ khiến bạn chán ngán khi lúc nào cũng phải đọc những điều tương tự này.
Chúng tôi trả lời cho bạn luôn là “ Tại sao lại nên chọn các loại đồ thờ cúng được làm bằng đồng” Vì đơn giản là nó bền và được sử dụng rất lâu có khi sử sụng kỹ lưỡng lên tới hàng trăm năm không chừng, bạn chỉ cần bỏ tiền 1 lần (nhớ là phù hợp với túi tiền hiện tại) mà có thể sử dụng một sản phẩm sử dụng thờ được lâu và nếu có thấy cũ cũ đi đánh bóng 1 phát là mới lại ngay.
Đồ thờ cúng bằng đồng tại TPHCM


Có một chia sẻ của một vị khách nữ sinh sống và làm việc tại TPHCM  rằng: ban đầu chon mua đồ thờ cúng bằng đồng rồi nhưng lúc đó tiếc tiền mặc dù trong túi vẫn đủ chi trả và cố gắn tìm xem nơi bán đồ thờ bằng đồng giá rẻ tại TPHCM để mua cho tiết kiệm. Ưng ý lúc mua được đồ rẻ mà ai ngờ đâu khi chị mạng về nhà đặt thờ trên ban thờ tổ tiên thì chưa tới 5 năm thì nó lại bắt đầu hang gỉ, bong tróc, nên phải 1 lần nữa đi mua 1 bộ đồ thờ cúng bằng đồng mới mà điều quan trọng là bộ đồ thờ cúng bằng đồng đang thờ bị hư như thế không dám đem vứt đi vì nói là nó có liên quan đến các vấn đề tâm linh nên vứt đi rồi sợ gặp nhiều chuyện chẳng lành.

Đấy các bạn thấy đấy 1 câu quen thuộc là “Tiền nào của đó thôi”.
Chắc câu hỏi của bạn cho chúng tôi rằng vậy đồ thờ cúng bằng đồng thì tràng lan nên chọn nhãn hàng nào bây giờ trong khi đó các bạn lại chưa có nhiều kiến thức về mặt hàng này?

>> Xem thêm: [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

Một vài ví dụ trước tiên như các đơn vị bán đồ thờ cúng bằng đồng dapha, đồ thờ cúng bằng đồng Đại Bát hay các bạn có thể mua đồ thờ cúng bằng đồng ở các làng nghề uy tín làng Tống Xá- Nam Định, Ngũ Xá-Hà Nội, Đồng Xâm-Thái Bình…

Về kinh nghiệm mua đồ thờ cúng bằng đồng có 2 bộ đồ thờ bằng đồng:

Bộ tam sự (đỉnh + đôi hạc hoặc đôi chân nến)

Bộ ngũ sự (đỉnh + đôi hạc + đôi chân nến)

Nên chọn mua 1 trong 2 bộ này trước rồi mua các món đồ khác sau. Vì đa số kích thước các món đồ thờ khác sẽ căn cứ vào kích thước của đỉnh đồng để lấy làm chuẩn cho nên nếu mua các món đồ thờ khác trước sẽ rất dễ không đồng bộ.

Trên bàn thờ phải bố trí sao cho đủ ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (đồ thờ bằng đồng là hành Kim, Mộc là hoa tươi, Thủy là nước trong bình hoa hoặc trong đài, bình rượu, Hỏa là nến, đèn, còn Thổ là đất, cát trong bộ đồ thờ, là tro cốt trong bát hương).
Đồ thờ quan trọng nhất trên bàn thờ có thể nói đến là bát hương, đây là cửa ngõ tâm linh giao tiếp giữa hai cõi âm dương nên khi chọn và bốc bát hương phải hết sức cẩn thận. Mệnh của người chủ gia đình nếu là mệnh Mộc thì không nên dùng bát hương bằng đồng vì bát hương đồng mang hành Kim, Kim khắc Mộc.
Đây là phần gần như giải nghĩa 2 từ (BỊ ẾM)
Trước tiên chúng ta nên biết rằng những nhóm cung cấp đồ thờ cúng trên thị trường có nhiều ý kiến cho rằng 3 nhóm, nhưng theo thông tin thu thập của chúng tôi thì được chia làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm 1: là các làng nghề sản xuất ra các bộ đồ thờ cúng bằng đồng được bán trên thị trường hiện nay và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đồ thờ bằng đồng lâu năm họ tự mở ra các xưởng sản xuất đồ đồng nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường nhất vì họ là nhóm nắm được nhu cầu khách hàng cao nhất.
  • Nhóm 2: là các loại đồ thờ cúng bằng đồng Đài Loan, được nhập sang Việt Nam (đây là sản phẩm mà tôi nhắc đến 2 từ BỊ ẾM) bạn khoang kết luận vội khi đọc đến đây vì đồ Đài Loan thì chất lượng có thể tạm gọi là không bằng các sản phẩm từ các làng nghề đồng NHƯNG sản phẩm của đồ Đài Loan vô cùng đa dạng và mẫu mã thiết kế đẹp mắt và do sản xuất bằng quy trình máy móc cho nên giá thành cũng không cao bằng đồ đồng làm từ các làng nghề thủ công. 
  • Và điều tôi nói BỊ ẾM ở đây là sao thì có 1 lần tôi được 1 người bạn làm trong nghề kể lại rằng : anh ấy có lần đi lấy hàng bên Đài Loan và do là đối tác quen và làm việc lâu nên người đó chia sẽ rằng đồ bên Đài Loan nhập qua có những sản phẩm đã BỊ ẾM mục đích cụ thể thì chính tôi cũng không rõ là gì nhưng bạn cũng đủ tỉnh táo để suy nghĩ về việc này. Một điều tối QUAN TRỌNG tôi muốn nhắc lại rằng không phải hàng ngoại không tốt để các bạn ủng hộ hàng nội địa nhưng nếu bạn đã quyết đinh mua hàng, những vật phẩm thờ cúng này nên biết về nguồn gốc xuất xứ và cũng nên nghe tư vấn từ các người có kinh nghiệm.

Như có hứa với bạn đọc ở đầu bài thì ở trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn các địa điểm mua đồ thờ cúng bằng đồng tốt hiện nay. Lưu ý đây là thông tin chúng tôi đưa ra dựa trên khảo sát thị trường của chúng tôi nên nếu các bạn có bang khoảng nghi ngờ xin liên hệ trực tiếp các đơn vị đó HOẶC liên hệ với CHÚNG TÔI để tiện trao đổi với các bạn.

  • Đồ đồng Ý Yên
  • Đồ đồng Tâm Phát
  • Đồ đồng Hoàng Gia


Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.
Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

[2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

Bạn chọn đọc bài viết này thì có nghĩa là trong bạn đang lưỡng lự không biết có nên chọn đồ thờ cúng bằng gỗ không hay các loại đồ thờ cúng bằng đồng hay bằng gốm sứ. Và càng đi sâu vô tìm hiểu thì càng hoang mang không biết là nên chọn bộ đồ thờ nào cho tốt vì nó gồm 2 loại chính là đồ thờ gỗ mít, đồ thờ gỗ hương đúng không? chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn tháo gỡ các yếu tố gây nghi ngờ này trong đầu của các bạn.
Đồ thờ cúng bằng gỗ


Đi sâu một chút xíu vào đời tư của bạn thì nếu như bạn là những cư dân sống tại các đô thị lớn thì không biết tìm mua ở đâu cho uy tín lấy ví dụ như: bạn sống ở TPHCM thì câu hỏi đầu tiên đặt ra trong đầu khi muốn mua là “đồ thờ cúng bằng gỗ TPHCM cửa hàng nào bán tốt nhất ta?, giá cả rẻ nhất ta?” để trả lời cho những câu hỏi hóc búa này thì chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn một số gợi ý hưu ích cho sự lựa chọn của bạn.

[Sự Thật Thứ 1] Một đặc điểm dễ nhận diện nhất của 2 loại gỗ thông dụng của bộ đồ thờ bằng gỗ mít, hay bộ đồ thờ bằng gỗ hương , bằng mắt chúng ta cũng có thể thấy:

  • Gỗ hương thì sắc đỏ và màu sậm màu
  • Gỗ mít thì sắc vàng và màu nhạt
Đồ thờ cúng bằng gỗ mít

Đồ thờ cúng bằng gỗ hương

Có lẽ những đặc điểm nhận diện cơ bản này phần nào giúp cho bạn biết khi e dè rằng bản thân không biết nhận diện cách phân biệt từng loại gỗ.
Giờ là lúc đào sau thêm một tí về công dụng của các loại gỗ này đây. Let’s go!
[Sự Thật Thứ 2] Có lẽ khi tìm hiểu thông tin về các loại gỗ để làm đồ thờ cúng thì bạn cũng có biết qua về công dụng của các loại gỗ này như:

  • Gỗ mít không mối mọt gặm, có mùi thơm dễ chịu. Đồng thời cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào. 
  • Do cây mít cho trái rất sai (bạn cũng biết mít tố nữ ^^.), quả ra từ gốc đến ngọn chổ nào lú ra được trái là nơi đó xuất hiện ngay 1 trái mít, trong mỗi trái lại có thật là nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây mới và tiếp tục quá trình sai trái như cha ông của nó. Thế nên cây mít tượng trưng cho nhiều thứ cát lành và được sử dụng rộng rãi để làm đồ thờ cúng
  • Nói khá là nhiều về gỗ mít rồi vậy còn gỗ hương thì sao? Có tốt không và không được nhắc đến?.
  • Với gỗ hương thì không mang nhiều ý nghĩa có trái sai, rồi nhiều thứ tốt đẹp khác nhưng không phải là nó xấu mà chúng tôi không nhắc đến. Chúng ta đâu đó cũng có nghe qua là gỗ hương là một trong những chất liệu tốt và quý cho nên gỗ hương thường được làm các món đồ thờ cúng bằng gỗ cao cấp vì thế cho nên đối tượng khách hàng sử dụng các món đồ này cũng kén người sử dụng hơn. Bạn có thể tham khảo . Bài viết giá mua bán đồ thờ cúng để nắm được thông tin thị trường cũng như giá của mặt hàng giá như thế nào ra làm sao.

>> Xem thêm: Cách đặt ban thờ thần tài thổ địa

Vậy bạn đọc đã cơ bản tìm ra được các loại đồ gỗ nào thường dùng làm các loại đồ thờ cúng, và đặc điêm của từng loại ra sao và yếu tố nào dẫn đến sản phẩm nào được lựa chọn nhiều hơn.



Đọc bài viết đến đây rồi nếu mà có muốn mua quá không biết nơi nào bán đồ thờ cúng bằng gỗ giá rẻ để nhanh tay tâu cho mình một bộ về nhà. Về quan điểm của chúng tôi (có hơi ba phải) tiền nào của đó các bạn sản phẩm nào cũng có ưu nhược điêm riêng của nó, cho nên đừng quá ham rẻ mà bạn mua phải những món đồ không tốt và hối tiếc.

Những đơn vị dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn đọc thông tin với một mục đích tham khảo, còn nếu như các bạn muốn biết được giá chính xác thì chỉ có 1 cách duy nhất là liên hệ với các đơn vị đó để tư vấn, bên cạnh đó chúng tôi cũng có thể tư vấn thêm cho bạn những thông tin cần thiết nếu như các bạn cần hỗ trợ (liên hệ với chúng tôi dưới bài viết)”:

  • Đồ thờ cúng Tài Lộc
  • Đồ gỗ Quân Tươi
  • Đồ gỗ An Phát
  • Đồ gỗ Phú Cường

Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.

Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Giá Mua Bán Đồ Thờ Cúng TPHCM

Bạn đang sống ở  khu đông dân cư và tìm mua đồ thờ cúng tại TPHCM, Hà Nội, hay là các thành phô khác trên cả nước, bạn đau đầu khi tìm mua cho ngôi nhà mới của mình một bộ đồ thờ cúng sao cho ưng ý nhất, giữa rừng thông tin trên mạng internet nhiều cửa hàng bán đồ thờ cúng nói rằng nơi của họ là bán đồ uy tín và chất lượng. Tôi chắc với bạn rằng càng đọc những thông tin đó thì bạn càng phân vân nhiều hơn.
Đồ thờ cúng tại TPHCM

Bài viết của chúng tôi dưới đây không cố gắn nhét thêm thông tin vào thị trường đông đúc thông tin như hiện nay. Nhưng với mục đích là giúp cho bạn đọc chỉ cần đọc được thông tin nội dung bài viết này sẽ bớt phân vân đắng đo khi lựa chọn.

Mua đồ thờ cúng ở đâu rẻ chắc đây là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu bạn khi mà bạn có nhu cầu đến món đồ này. Vì cũng dễ hiểu thôi đây là một cách bạn có thể lùng sục sao cho nơi nào bán rẻ phù hợp với túi tiền của bạn nhất.

Tiếp đến có lẽ không thể không nhắc đến giá cả các loại đồ cúng bằng đồng, bằng sứ, bằng gỗ như thế nào và hy vọng sao cho nó rẻ mà đẹp thể hiện được sự linh thiêng khi thờ phụng. Bạn đã cố gắng đọc đến đây rồi ráng thêm 1 chút nữa thôi bài viết này sẽ tiết lộ hết.
Tôi sẽ quay về cái cơ bản và chung nhất “Đồ thờ cúng là gì ?”.

Thật sự, đây là một câu hỏi cho khá nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Bạn là người theo tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên thì đây được gọi là đồ thờ cúng như bát nhan, ban thờ, các vị thần (tài, địa), lư hương… Còn nếu như bạn theo đạo phật thì đồ thờ cúng đây là các vật phẩm bên nhà phật, các đạo khác cũng có các loại vật phẩm thờ cúng khác nhau.
Đò thờ cúng bằng đồng

Vậy trong bài viết này tôi sẽ cố gắng đào sâu thông tin về đồ thờ cúng phổ biến nhất cho các bạn đọc nào theo tín nhưỡng thờ ông bà, thần (tài, địa).

Khoang đã, trước tiên bạn muốn mua đồ rẻ phù hợp với túi tiền thì phải cơ bản biết được mùa nào của các cửa hàng bán đồ thờ cùng tại tphcm, hà nội,… thời điểm nào của họ thì hàng bán chậm (tạm gọi là ế nhất) thì lúc đó bạn mua sẽ được nhiều ưu đãi, có thể giảm giá, có thể có nơi tặng kèm theo vật phẩm, nhiều đơn vị bán có nhiều các giữ chân khách hàng khác nhau.

Tôi có nghe thông tin chia sẽ từ một bạn bán hàng trong ngành có chia sẻ thì trước tiên các đồ thờ cúng này bán chạy nhất vào dịp tết bắt đầu sôi động từ tháng 11 dương lịch cho đến tận tháng 1 dương lịch. Thời điểm này là lượng khác hàng mua rất đông cho nên thời điểm này hút hàng và giá lên cao.
hình minh họa

Đồng thời với đó các sản phẩm mà ăn theo cho đồ thờ cúng vào dip này cũng được đẩy mạnh và phát triển tốt như: đèn cầy, nhang, giấy tiền,… Bạn có biết sản phẩm và các sản phẩm liên quan nào bán chạy nhất không? …
Đó chính là các sản phẩm về thần tài, thổ địa và ban thờ mới vì được biết có một số người quan niện rằng năm mới đổi ban thờ mới cho khang trang đẹp đẻ để đón thêm lộc vào nhà. 

>>Xem thêm: Bàn thờ thần tài gồm những gì
                        Lập ban thờ thần tài

Vậy là nhiều người đổ xô nhau đi hỏi và tìm mua bàn thờ ông địa ở đâu HCM, Hà Nội nơi nào bán giá tốt và uy tín.

Tiếp đến là chắc có lẽ bạn đang thắc mắc tôi đề cặp đến giá mà nãy giờ nói quá chừng không biết được là giá cả đồ thờ cúng là bao nhiêu?
Câu này thật sự không dễ trả lời một cách chính xác chút nào vì đôi khi nhiều người nói đồ thờ cũng mà giá rẽ rẽ xài được lâu là đồ gỗ nhưng thật chất đồ gỗ có những loại gỗ quý hiếm thì thôi nó đắc vô cùng cũng không thật sự là rẻ tí nào.

Thông tin được người bán cung cấp thì nhìn chung trong mặt bằng đồ thờ cúng thì đồ gỗ thì rẻ hơn đồ đồng và đồ gốm sứ. Đồ gỗ có nhiều người bảo rằng gỗ mít thì cũng tốt sử dụng lâu và tốt cho nên sản phẩm đồ thờ cúng bằng gỗ mít cũng được nhiều người chú ý đến.

Giá đồ thờ cúng bằng đồng, hay bằng gốm sứ thì không phải đắc đến mức cả chục mười mấy triệu chúng ta những người có hầu bao không nhiều mua không nổi. Thật sự các đồ này thì nó cũng có những món giá cũng rẻ và tốt nhưng tiền nào của đó thôi.

Tóm tắt bài viết lại thì có lẽ 2 điều chúng ta nên lưu ý nhất đó là:
Thứ nhất ,thời điểm lễ tết là đồ thờ cúng bán được nhiều (tạm gọi cháy hàng) chúng ta hạn chế mua nếu có chuẩn bị được thì nên mua trước đó vì đến cận ngày thì chúng ta không có nhiều lựa chọn có được các mặt hàng đẹp và giá tốt.
Thứ hai, theo thông tin cập nhật thực tế của chúng tôi thì đồ thờ bằng gỗ đôi khi mặt bằng giá của nó có thể thấp hơn các mặt hàng gốm sứ hay đồng, chúng tôi không khuyên các bạn nên mua các sản phẩm đắc tiền nhưng hãy mua sao cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của các bạn là được.


Mọi thông tin đóng góp cho chúng tôi xin vui lòng liên hệ, hoặc bạn đọc nào có nhu cầu mua đồ thờ cúng tại bình chánh cho chúng tôi xin thông tin để dễ dàng hỗ trợ:
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996