Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

[Sự Thật] Nên Làm Với Ban Thờ Cũ

Cần làm gì với ban thờ cũ câu hỏi này chắc cũng khá là khó trả lời đối với những gia đình nào mà trước giờ ít có thờ cúng và thậm chí là khi chúng ta mua lại được một ngôi nhà nào đó mà trong đó đã có ban thờ ông thần tài, thổ địa của chủ cũ còn để lại.

Thay ban thờ cũ
Chúng ta thật sự phân vân không biết có nên dùng lại ban thờ thần tài, thổ đại của chủ cũ hay là tốt nhất nên sắm lễ thay ban thờ mới và nếu chúng ta quyết định thờ mới và điều cần làm là làm gì với lại ban thờ cũng đây để cho không đắc tội với các vị chư thần.

Bài viết của chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá những cách thức thực hiện thay ban thờ cách nào cho phù hợp với từng điều kiện của từng người vì cơ bản sẽ có nhiều cách khác nhau để cho bạn đọc áp dụng vào thực tế gia đình mình. Bạn sẽ biết được thay ban thờ mới phải làm những gì?

Nếu là chỉ chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà nên làm gì và đối với những cá nhân thận trọng hơn xem ngày để đổi bàn thờ để không phạm vào các giờ các ngày không tốt ảnh hưởng đến việc làm ăn. Và đồng thời cũng cung cấp thêm thông tin với những bạn đọc nhà có thờ phật và muốn thỉnh tượng phật mới về thờ nhưng không biết nên làm gì với tượng phật cũ thì cũng sẽ được nêu bên trong nội dung bài viết này.

Nội dung bài viết sẽ tập trung vào việc thực hiện các việc bạn đọc nên làm để thực hiện việc thay các vật dụng trên ban thờ cũ một cách tốt nhất. Và đồng thời chúng tôi cũng sẽ gợi ý một số nội dung bài viết liên quan cho bạn đọc dễ dàng tìm hiểu.

Do nội dung bài viết khá dài nên chúng tôi chia thành các phần sau cho bạn đọc dễ theo dõi:
  1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý
  2. Làm gì với tượng phật cũ
  3. Văn khấn thay ban thờ mới
Lo lắng là điều không thể nào tránh khỏi khi mà việc thay ban thờ cũ sang ban thờ mới là một việc từ xưa đến giờ mà bạn chưa từng thực hiện.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau khám phá việc thực hiện thay các món đồ từ lớn đến nhỏ:


Nếu ban thờ của gia tiên được thờ ở nhà bạn đã rất cũ kĩ và bạn muốn thay đổi một ban thờ mới để cho phù hợp với không gian kiến trúc mới của ngôi nhà bạn mới xây lại hay trùng tu, thì bạn cũng đừng quá sợ hãi trong việc thay ban thờ và sợ rằng sẽ bất kính với tổ tiên.

Vì một vài quan điểm như thế này bất cứ với thứ đồ gì cũng vậy khi đặc biệt là đồ thờ cúng đã quá cũ kỹ thì ta càng nên thay mới lý do là chúng ta thay mới để dễ dàng trong việc thờ tự hơn và thật sự thành tâm để mang những món đồ mới nhất, nhiều lòng thành nhất để việc thờ gia tiên được thêm phần trang nghiêm.

Và đây là điều không ai ngăn cảng thậm chí còn được khuyến khích không chỉ bởi những người bán hàng (^.^) mà trong phật giáo có giảng dạy những điều này là những điều nên làm để tăng thêm lòng thành trong việc thờ cúng.

Khi ban thờ mới đã tôn cấp lập thờ xong đã thì chúng ta sẽ làm gì với ban thờ cũ đây. Điều CẤM KỴ là chúng ta không được vứt tùy tiện. Với ban thờ cũ mà đồ thờ cúng bằng gỗ thì khi không còn thờ tự nữa điều nên làm là chúng ta nên phân thành nhiều phần nhỏ (tháo ban thờ ra) và chúng ta tiến thành hóa thành tro và sử dụng tro mang đi ra vườn cho vào các gốc cây, chứ đừng nên bỏ ngoài đường hay vứt xuống song suối.

Còn nếu như nhà ban thờ hay các đồ thờ cúng bằng gốm sứ, đá thì chúng ta có thể phá nhỏ ra và phần phế liệu chúng ta có thể để ở các nơi thanh tịnh là được.


Còn nếu như đồ thờ cúng bằng đồng thì việc tiêu hùy cũng rất là khó đập bỏ hay đốt cũng không xong, với quan điểm của chúng tôi khi mà chúng ta đã thành tâm làm lể cung thỉnh gia tiên sang một nơi thờ tự mới thì các đồ vật bằng đồng này cũng không có giá trị linh thiêng nữa cho nên chúng ta có thể thanh lý cũng không bị tội lỗi đối với gia tiên.

1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý.


Sắm lễ để chuyển cho ban thờ gia tiên gồm những gì:

  1. Một con gà để lễ.
  2. Một đĩa xôi đỗ.
  3. Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.
  4. Một đĩa hoa quả.
  5. Một lọ hoa : 5 bông hoa hồng.
  6. Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.
  7. Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
  8. Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
  9. Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
  10. Một bát nước lã sạch.
  11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
  12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
  13. Sớ thiên di linh vị thần Tài.

LƯU Ý: Theo các chuyên gia phong thủy cũng khuyên rằng khi chúng ta tiến hành thay ban thờ gia tiên và các vật dụng trên đấy thì nên xem ngày để thực hiện cho đàng hoàng vì tránh thực hiện vào các ngày, giờ xấu ảnh hưởng đến gia chủ và cũng. Và thực hiện các việc này nhằm mục đích là xin phép với gia tiên chứ không nên muốn thay đổi là thay đổi.

Sau khi thực hiện các nghi thức đối với ban thờ mới xong thì một điều không kém phần quan trọng là trình tự bốc bát hương bạn nên xem tham khảo qua bài viết: https://thocungtatda.blogspot.com/2018/06/boc-bat-nhang.html 

Đối với những ban thờ có sẵn như khi bạn từ nhà cũ dọn sang một nhà mới mà lúc trước đã có chủ thực hiện việc thờ cúng ban thờ thần tài, thổ địa và việc bạn sợ khi thay ban thờ mới. Theo chúng tôi nghĩ đối với ông địa thì mỗi ông sẽ cai quản một nơi thì bạn có thể thỉnh tượng mới và lúc thay tượng mưới thì mang 2 tượng này vào chùa và nhờ các sư thầy chú niệm vào và bạn có thể sử dụng tượng mới.

Còn thần tài thì bạn có thể thay thần tài mới nhưng bình thường (mua tượng mới và tốt nhất mang vào chùa nhờ sư chú niệm cho an tâm). Việc thờ cúng thì đòi hỏi sự thành tâm chứ không nên mê tín, và nghĩ rằng ảnh hưởng đến việc kinh doanh vì 2 việc này khác nhau hoàn toàn (thờ cúng phụ thuộc vào tâm mỗi người, còn kinh doanh thì phụ thuộc vào thị trường).

2. Làm gì với tượng phật cũ.


Đặc biệt lưu ý với bạn đọc bạn không biết làm gì với tượng phật cũ cho đúng lễ không phạm tội với chư phật. Một số ý kiến như “thỉnh thêm tượng mới thì được, còn tượng Phật cũ thì không nên thay đổi” chỉ là nhận thức và kinh nghiệm cá nhân. Cho nên, những ý kiến đó không có giá trị quy chuẩn về thờ tự trong Phật giáo. Vì vậy, nếu  bạn muốn thay tượng Phật cũ bằng tượng mới (vì nhiều lý do chính đáng khác nhau) thì cứ tiến hành.
làm gì với tượng phật cũ
Vấn đề là sau khi tìm được pho tượng Phật mới vừa ý thì nên thỉnh chư Tăng đến nhà làm lễ an vị tượng mới, cầu an cho gia đạo. Còn pho tượng cũ, có thể đem gửi lên chùa nhờ chư Tăng (Ni) tịnh hóa hoặc nếu ở TP.HCM thì có thể gửi vào Trung tâm Tịnh hóa (trụ sở chính, chùa Phổ Quang, 64/3 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình).

3. Văn khấn thay ban thờ mới

Bài văn khấn chuyển ban thờ tổ tiên

  • Nam Mô A Di Đà Phật! (x3)
  • Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
  • Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
  • Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
  • Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
  • Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
  • Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
  • Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Văn khấn ban thờ gia tiên

Bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài

Vẫn đặt ban thờ ở vị trí cũ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông
Chủ nhà thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên ban thờ rồi khấn

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… 
  • Tín chủ con là: …………………..tuổi…. 
  • Hiện đang trú tại: ……………………………………………… 
  • Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới. 
  • Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước. 
  • Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới. 
  • Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái. 

Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng
Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v… trước ban thờ.
Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:

Văn khấn ban thờ thần tài thổ địa

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20….. 
  • Tín chủ con là: …………… tuổi….. 
  • Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa. 
  • Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ. 
Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:
  • Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách. 
  • Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • ……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số 
  • Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế. 
  • Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần 
  • Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm. 
  • Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện. 
  • Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật 
  • Lễ tạ lập bàn thờ thần tài 
  • Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ: 
  • Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20……. 
  • Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc. 
  • Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí. 
  • Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ! 

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).


Mọi thông tin đóng góp thêm cho chúng tôi xin vui long liên hệ thông tin bên dưới. Nếu như bạn đọc có nhu cầu trao đổi hay thêm thông tin về sản phẩm hay mua sản phẩm, đừng ngần ngại GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời.
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996

0 nhận xét:

Đăng nhận xét