Một điều chắc chắn rằng dù là nhà bạn có khá dã giàu có hay chưa giàu có đi chăng nữa thì ban thờ thần tài và thổ địa là một điều không thể thiếu. Và một điều có nữa có thể đang hiện hữu là có thể bạn vẫn chưa biết cách đặt ban thờ thổ địa ở trong nhà mình như thế nào cho đúng cách.
Bài viết sưu tầm từ những thông tin giá trị này sẽ giúp ích cho các bạn biết được các điều cơ bản nhất về cách đặt bàn thờ ông địa ở đâu? Bài vị thờ của thần tài và thổ địa được đặt như thế nào? Bài cúng lập bàn thờ thần tài, cách bày trí ban thờ.
Ban thờ Thần Tài Thổ Địa |
Chắc nhiều lần bạn có đi du lịch hay đi đây đó và thấy được ban thờ thần tài, thổ địa của các nơi mà bạn đến, thấy chao ôi sao đẹp, nhìn cảm giác rất là sung túc và mong rằng trong một tương lai gần thì mình cũng sẽ ăn nên làm ra và bày biện sao cho đẹp và khoa học nhất. Thờ Cúng Tất Dạ nghĩ rằng để đạt được những mong ước đó trước tiên bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất như trong nội dung bài viết này, nào cùng khám phá nhé:
Để dễ theo dõi và chọn nội dung phù hợp bài viết được phân chia như sau:
1. Đặt ban thờ2. Cách bài trí
3. Bài cúng
4. Hình ảnh của thần tài và thổ địa
1. Đặt ban thờ thần tài thổ địa
Đặt bàn thờ ông địa ở đâu? Trong nhà là một câu hỏi thường xuyên được đạt ra đối với các gia chủ vừa xây xong nhà, hay là các ngôi nhà muốn điều chỉnh lại hướng đặt ban thờ sao cho bản thân theo ý nghĩ tâm linh là được hưởng nhiều tài lộc vào nhà nhất.
Thần Tài - Ông Địa là 2 vị thần quen thuộc được mọi người dân thờ trong 1 cái ban thờ nhỏ (tùy kích thước gia chủ lựa chọn) và thường hay được đạt ở vị trí dươi mặt đất. Về mặt tủ thờ thì có rất nhiều loại tủ thờ như: tủ thờ bằng gỗ, tủ thờ ốp gạch men … và vị trí phổ biến hay được đặt nhất của ban thờ là đặt ở đối diện của ra và vì có quan niệm cho rằng đặt ở vị trí này thì 2 ông có thể quan sát được hết các khách khứa ra vào nơi của chúng ta hằng ngày và cũng nhằm mục đích cai quản.
ảnh ban thờ Thần Tài Thổ Địa |
Phía trước ban thờ thì hướng ra ngoài của chính, còn lung ban thờ thì tựa vào tường thể hiện sự vững chắc cho tủ thờ (vì theo phong thủy thì ban thờ không được động và có nghĩa là không chắc chắn và lung lay), hơn nữa cũng mang tâm lý tạo sự vững chắc cho công việc kinh doanh. Bạn có biết không 2 vị thần này không phải người thờ cúng chỉ cúng trong các dịp lễ tết đặc biệt hơn thế 2 vị thần này còn được cúng kiến hàng ngày, chúng ta quan niệm rằng các gia đình làm ăn kinh doanh thì thờ các vị thần này và có cúng kiến chu đáo hàng ngày sẽ được các vị thần này phù hộ ban phước để luôn luôn làm ăn có lãi.
Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Hằng ngày chúng ta thường hay cúng hoa quả cho 2 ông nhưng thật sự là hoa quả chỉ để cúng cho Thần Tài và Ông địa thì chúng ta thường hay cúng một điếu thuốc lá bên phía tay trái của Ông Địa và nhiều người còn cúng thêm lý cà phê.
2. Cách bày trí ban thờ Thần Tài và Thổ Địa
Để cách bài trí cho đúng cách thường hay được tính hướng bên phải, trái là được tính từ trong ban thờ tính ra. Ví dụ như chúng ta thường hay phân vân không biết nên đặt ông Thần Tài bên nào cho đúng, cách đặt đúng nhất là chúng ta sẽ đặt phía bên tay trái chúng ta thì nó đồng nghĩa với bên tai phải ban thờ từ trong ban nhìn ra bên còn lại thì chúng ta đặt ông địa.
Để nhắc đến trước tiên nhất thì chúng ta đặt bài vị thần tài thổ địa vào trước và được đặt tựa lưng vào ban thờ và thường hay có màu đỏ và ta sẽ thấy có chững viết bằng tiếng Việt hay tiếng Hoa bằng câu “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định.
Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.
Và dựa trên nguyên tăc ” Đông Bình – Tây Quả ”, bên tay trái ta đặt bình hòa (và đôi khi có người bảo rằng bình hoa này tượng trưng cho sự bình an nên không được làm bể bình hoa) – và hoa được cắm trong ban thờ thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. bên tay phải tay phải chúng ta để đĩa trái cây - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Phía trước bát hương thì chúng ta Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
Bạn đọc có thể xem qua ý nghĩa cásc vật phẩm:
- Ý nghĩa của Cóc 3 Chân
- Ý nghĩa của Tỳ Hưu
- Ý nghĩa của Bắp Cải phong thủy
- Ý nghĩa của Long Quy
3. Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hằng ngày
Nam mô a di Đà Phật! (x3)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
– Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
– Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét