Cách bốc bát hương |
Và hy vọng rằng sẻ là một bên đưa thông tin trung lập nhất để bạn đọc có được nhiều giá trị khi xem.
Chắc bạn cũng có nghe qua về việc có nên tự bốc bát hương, cách bốc bát hương thần tài, thổ địa như thế nào? Và bài khấn bốc bát hương như thế nào? … và nhiều thứ khác nữa và mục đích của bài viết này là để đưa ra thông tin và cùng bàn luận về việc này cùng bạn đọc.
>> Xem thêm: 4 điều quan trọng về ban thờ thần tài, thổ địa
>> Xem thêm: 4 điều quan trọng về ban thờ thần tài, thổ địa
Bài viết khá nhiều thông tin cho nên chúng tôi sẽ chia thành các phần nhỏ để cho bạn đọc tiện theo dõi
- Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương
- Văn khấn bốc bát hương
- 2 quan niệm bốc bát hương
- Ý kiến về bát hương bản mệnh
Trong việc thờ cúng tổ tiên có lẽ việc làm cho chúng ta thắc mắc lớn nhất có lẽ là văn hóa vùng miền như miền Nam, Trung, Bắc. Mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau cho nên việc thờ cúng và bốc bát hương gia tiên cũng rất nhiều điểm khác nhau.
Cho nên chúng tôi cũng đã hỳ hục đào bới tìm hiểu các thông tin và sàn lọc làm sao để tìm ra một hướng cơ bản nhất để bạn đọc có thể tham khảo đồng thời có thể tự áp dụng các phương thức này tại nhà (nếu các bạn muốn), không nhất thiết phải thỉnh các thầy về làm lễ, làm phép.
Đầu tiên tôi xin trao đổi sơ qua về 2 quan niệm bốc bát hương này của quan niệm phong thủy, quan niệm truyền thống trong việc thờ cúng gia tiên việc phân làm 2 quan niệm như vậy thật sự không quá khác nhau nhưng sẽ có đôi chút quan niệm khác biệt cho nên chúng tôi sẽ chia sẻ trực tiếp đến các phần có liên quan sẻ đề cập cho các bạn dễ hình dung.
>> Xem thêm: “CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm
(BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng
[2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ
1. Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương
Để bốc bát hương được suông sẻ các bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau:- Bát hương (có nhiều kích thước bát hương khác nhau như đường kính 12 cm-14cm-16cm…, ở đâu không bắt buộc phải chọn kích thước nào, miễn là phù hợp với ban thờ của chúng ta là được)
- Tro nếp (ở miền bắc đa số người ta sử dụng tro để bỏ vào bát hương và quan niệm rằng để cho nhẹ nhàng làm ăn được tốt lành, còn miền Nam và miền Trung hay sử dụng cát nhưng tốt nhất nên sử dụng tro nếp, Phong thủy có quan niệm rằng đối với cát trắng mang tính tà cho nên không nên sử dụng cát).
- Nước ngũ vị (các loại hoa quế, hoa hồi…) thường chúng ta sẽ pha với lại nước ấm để nguội, trong phong thủy có thể lấy bột ngũ vị này trộn trực tiếp vào tro nếp bỏ vào bát hương.
- Nến (tránh khí lạnh xâm nhập và tà ma nhập tràng)
- Giấy ghi vị hiệu (dùng để viết cốt bỏ vào bên trong bát hương)
- 1 hộp thất bảo (vàng, bạc, kim sa, san hô đỏ, ngọc màu xanh, hổ phách, ngọc trai, chỉ ngũ sắc)
Đây rồi chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành vào việc bốc bát hương:
- Trước tiên bàn tay của người bốc bát hương phải được rửa sạch bằng nước ngũ vị để cho bàn tay được thanh tịnh và sạch sẻ.
- Tiếp đến là sử dụng mảnh giấy ghi cốt (thường giấy ghi cốt này được viết bằng chữ nôm) bạn điền các câu chú vào trong tờ giấy cốt (cách ghi vào cốt được hướng dẫn rõ trong Video sao)
Nếu như bạn không có nhiều thời gian để xem hết video trên thì tôi cũng tóm lại một số lưu ý để cho bạn đọc có thể tránh một số điều không nên làm:
LƯU Ý:
- Khi bốc bát hương thờ thì gia tiên không được thờ chung bát hương với thần (vì tôn thần thì hoàn toàn không ngồi chung với gia tiên) ông bà có thể cùng bát hương, hội đồng thân mảnh, thân cô có thể chung bát hương, NHƯNG tuyệt đối nên tránh thờ chung như bố, con hay ông cháu; bố và bà.
- Nên lưu ý thêm một điều trước khi bốc bát hương không chỉ rửa tay sạch sẽ không thôi mà còn nên tắm rửa vệ sinh thân thể và đặc biệt nên tránh việc nam, nữ vào ngày trước khi bốc bát hương để cho chúng ta được thanh tịnh nhẹ nhàng trong việc bốc bát hương.
2. Văn khấn bốc bát hương
Theo chúng tôi, niệm chú hay không cũng không sao một điều quan trong mà các thầy hướng dẫn khi chúng ta bốc bát nhang là phải thành tâm, thể hiện lòng thành tôn kính đến các vị gia tiên, thần thánh trong quá trình chúng ta bốc chứ không nhất thiết phải, hay nhất định niệm chú hay không về bài niệm chú (bài khấn, văn khấn) nếu các bạn đọc nào cần cung cấp thì chúng tôi cũng cung cấp dưới đây:
Về bốc bát nhang thờ thần linh:
Và câu ngũ bộ chú các bạn có thể để cho câu chú này “chạy” trong người. Các bạn lẫm nhẫm về nó hay nghĩ trong đầu và việc này nhằm thể hiện cho việc bốc bát hương được thanh tịnh:
Kính lạy thần thành hoàng bản thổ, chư vị đại vương, kính lạy ngài đông trù tư mệnh đáo phủ thần quân, kinh lạy chư vị thần linh, các quan các thần cai quản đất này nơi này
Ngày hôm nay tên con là … sinh năm… tháng…ngày… giờ con đang cư ngụ tại đất này. Ngày hôm nay con xin phép được bốc bát hương để tôn cấp lập thờ các quan, thần các ngài. Xin các ngài chứng giám và gia hộ cho gia đình được bình an, tâm cầu sở đắc.
Um ram
Um si ram
Um ma ni pab mê hum
Um ca lê, cun lê s va ha
Um b rum
Bước tiếp theo sau khi ghi vị hiệu xong chúng ta cho tro nếp vào trong bát hương. Cho vào đến khi đầy bát hương thì thôi ở phần này có hơi rắc rối 1 chút về các cách hướng dẫn của các thầy :3. 2 quan niệm bốc bát hương
Quan niệm trong phong thủy :- Khi mà bốc được nửa bát hương thì cho vàng thần tài(các tiệm bán đồ thờ cúng đề có) vào còn được gọi là nạp tài để nhằm thêm mục đích là chiêu tài khi bốc bát hương thần tài. Và ấn hơi chặt tay để hũ tro sau này có cắm hương vào thì hương cắm không bị lung lay giữ giáng cho hương khi đốt.
- Sau khi cho tro vào đầy bát hương cho thêm vàng thần vào chính giữ trên của bát hương và sử dụng đốt 1 nén trầm để lên giữa bát hương và có tác dụng nạp khí và tẩy uế và chờ cho phần trầm cháy hết. Và nếu như bát hương có bị dơ bẩn chúng ta có thể sử dụng 1 mẫu khăn nhúng vào nước ngũ vị để lau cho sạch sẽ, CHÚ Ý mặt nguyệt của bát hương khi bốc lúc nào cũng phải được hướng vào người bốc và khi để trên ban thờ cũng vậy cũng để hướng mặt nguyệt ra ngoài (vuông góc).
- Sau khi đã chuẩn bị xong thì tiếp đến là việc lập thờ cho bát hương : đối với bát hương thờ thần linh chúng ta sẽ chúng ta sẽ đốt 5 nén nhang, còn đối với bát hương thờ gia tiên thì sẽ đốt 3 nén nhang. Khi đốt nhang lên khấn thì chúng ta sử dụng bài khấn ở trên để khấn và xin tôn cấp lập thờ và an vị bát hương trên ban thờ. Và đồng thời đối với thờ thần linh thì chúng ta có thể lạy 3, 19, 49 lạy NHƯNG thường để thể hiện sự linh thiêng và thành tâm thì chúng ta nên lạy 19 lạy
Quan niệm trong truyền thống:
- Khi bốc bát nhang cứ bốc cho đầy bát và điều lưu ý là không được lấy tay đè xuống, sau khi đầy thì lấy nước ngũ vị tưới lên trên đều mặt bát hương và điều này nhằm mục đích là để cho bát hương được thơm hơn và lúc cắm nhang vào bát hương hương sẽ chắc và không bị xiêu vẹo.
- Nếu bốc bát hương thổ công dùng 3 cây nhanh. Đối với gia tiên có các phần mộ thì chúng ta phải ra tận nơi dùng 3 cây nhang đốt khấn vái và đợi 3 cây nhang tàn rút 3 chân nhang đấy khấn vái ở khu mộ xin về nhà và cấm vào bát hương để tôn cấp lập thờ tại nhà.
- Lưu ý trong lúc bốc bát nhang chúng ta nên để cho cây nên cháy để tránh khi lạnh xâm nhập, hoặc tà ma nhập tràng.
- Khi lập thờ cho bát hương phải lưu ý là đốt 3 lần hương (thấp 3 lần hương liên tục) khi nào 3 lần hương cháy hết thì mới được yên vị.
Có một số thắc mắc khi chúng tôi làm bài viết này rằng việc thay bát hương cuối năm như thế nào và có thức hiện nghi thức lại như cũ không. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được thì cuối năm khi các bạn tiến hành rút chân nhang ra và đồng thời bát hương cũng bị vơi đi cho nên bị cứ chăm thêm tro nếp bình thường không cần phải thực hiện lại nghi thức này.
4. Ý kiến về bát hương bản mệnh
Đây cũng là một phần nữa của việc bốc bát hương nên tiện thể chúng tôi chia sẻ cùng các bạn. Nhiều câu hỏi được đặc ra từ đọc giả là “Có nên làm lễ tôn nhang bản mệnh” hay “tôn nhang bản mệnh có tốt không”.Bát hương bản mệnh |
Thật sự việc nên tôn hay không nên tùy thuộc vào niềm tin của mỗi người, nhiều tài liệu trên mạng của các thầy cúng, pháp sư thì cho rằng nên lập bát nhang bản mệnh và các bậc tăng sư trong chùa lại bảo rằng không cần thiết. Việc thực hiện hay không thực hiện điều xuất phát từ trong tâm của chúng ta thật sự thành kính và thành tâm thờ cúng. Chúng tôi sẽ trích dẫn nguồn cho bạn đọc tham khảo thông tin:
Theo thầy Thích Trúc Thái Minh: Bản mệnh là cái mệnh căn bản của mình, cái mạng sống của mình. Nhưng chúng ta học Phật cũng đã biết cái mạng sống, thọ mạng của mình do chính mình tự quyết định nó. Trong Phật giáo có câu chuyện: Có một thầy đắc quả Alahán quán thấy một chú tiểu trong bảy ngày nữa là mệnh chung. Thầy cho về nhà thăm cha mẹ để mệnh chung tại đó, nhưng trên đường về khi đi qua suối thấy đàn kiến bị nước lũ cuốn trôi, chú quyết định lội xuống cứu đàn kiến, cứu xong chú mới về nhà.
Hết ngày thứ bảy chú trở về chùa, vị thầy thấy chú thay đổi tướng, tướng yểu mệnh đã biến mất thay vào đó là tướng thọ, thấy như vậy vị thầy hỏi: khi ở nhà con có làm được việc gì tốt không? Chú trả lời là hôm con về, đi qua suối, con có cứu được một đàn kiến. Vị thầy nói chính là nhờ công đức cứu đàn kiến đó mà con được sống, không thì con chết rồi. Về sau chú tiểu đó sống được bảy, tám mươi tuổi.
Ai mà có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp mình thường làm ác, tổn hại sinh linh nhiều, không có tâm nhân từ, hay sân hay si thì mệnh mình giảm, không được trường thọ. Còn ngược lại nếu mình chăm tu, làm phước sống nhân từ, bác ái, thương người cứu vật tự nhiên sẽ hiện ra tướng thọ mệnh, mạng mình sẽ được kéo dài.
Vậy chính mình làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh là có cái ông thần bản mệnh, hộ mệnh cho mình để kéo dài mạng sống cho mình đâu. Mình mà làm ác thì chư thiên, thiện thần không ai ủng hộ. Dù có thờ 10 bát hương đi chăng nữa mà vẫn tạo ác thì vẫn tổn mệnh như thường.
Vì vậy không nên thờ bát hương bản mệnh. Đó là việc không hợp đạo lý, nhất là Phật tử đã quy y Tam Bảo rồi, nếu lỡ thì giải bỏ đi. Mà mình phải thờ cái bản mệnh tâm mình, kính thờ nơi tâm mình, nhất tâm tu Phật.
Theo các thầy cúng và pháp sư:Mọi thông tin đóng góp để hoàn thiện nội dung bài viết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới
Thờ Cúng Tất Dạ
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996
0 nhận xét:
Đăng nhận xét