Khói Hương Nhan Trầm Hình Xoắn Ốc

Hương trầm tỏa ngát mang theo lời khấn nguyện chân thành của con cháu đến với ông bà và cầu mong đón được nhiều phước phần.

Ban Thờ Gia Tiên

Nơi con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên người đã có công dưỡng dục đấng sinh thành,biết ơn nguồn cội công ơn dượng dục sinh thành.

Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa

Người làm kinh doanh rất cung kính thờ phượng các vị thần này vì họ tin vào một điều rằng các đáng thần linh sẽ giúp đỡ và phù hộ cho công việc kinh doanh của họ được suôn sẻ.

Mâm Ngũ Quả Cúng Tổ Tiên

Mâm ngũ quả dâng lên cúng ông bà tổ tiên với ý niệm rằng những vật phẩm ngon và tốt nhất dâng lên cúng kiến ông bà bằng cái tâm long thành của con cháu.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

{4 Điều} Cần Biết Về Tiền Âm Phủ

Giấy tiền vàng mã hay trong miền nam thường hay gọi là giấy tiền vàng bạc. Tôi có thể chắc chắn một điều rằng đây là món đồ thờ cúng không thể thiếu đối với mỗi dịp cúng kiến trong gia đình hay trong các ngày lễ tết.

Và nó cũng đã khơi lên 1 làng sóng tranh cãi không có hồi kết giữa việc nên đốt giấy tiền vàng mã để cho người đã khuất hưởng hay chỉ là phung phí khi dùng tiền thật đi mua tiền giả về đốt và không biết được người nhận có nhận và sử dụng được không?

Đốt tiền vàng mã

Nội dung bài viết sẽ không tập trung vào giải đáp việc ai đúng ai sai trong việc tranh cãi này mà điều quan trọng chúng tôi muốn đưa ra các dẫn chứng và các thông tin hữu ích cho bạn đọc nhằm qua trải niệm nội dung mà bạn, chính bạn, có thể nhận ra được việc có nên đốt giấy tiền vàng mã, hay là nếu đốt thì đốt bao nhiêu là đủ và đủ để thể hiện lòng thành của chúng ta đối với người đã khuất.

Trong thị trường tiền vàng mã hiện này thì có nhiều loại tiền vàng mã khác nhau nào là tiền vàng, tiền vãng sanh, đỉnh tiền vàng … nhưng mục đích sử dụng cuối cùng cũng chỉ dùng để đốt cho người đã khuất và hy vọng họ sẽ sử dụng được những vật dụng này. Và cầu mong những điều tốt lành đến với con cháu đang còn tại thế. Và chúng tôi sẽ hé lộ thêm những thông tin mà có lẽ bạn ít đọc được từ những thông tin hiện có, hãy kiên nhẫn xem hết bài viết.

Trao đổi một chút về câu chuyện tranh cãi của việc nên đốt vàng mã hay không? Thì chúng ta nên đề cặp đến việc phong tục này được bắt nguồn từ khi nào và có phải chính gốc xuất phát trong nền văn hóa của nước ta ?.

Đa số thông tin xác thực rằng tục đốt tiền vàng mã này không phải xuất phát từ nước ta, mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và là do chúng ta ở gần họ nên cũng bị các phong tục này ảnh hưởng dần và chúng ta cũng phần nào thực hiện theo họ.

Vì mục đích của việc đốt giấy tiền vàng mã này không có gì sai chỉ tôn trọng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với cha ông ta. Và với lẽ đấy mà hành động tốt đẹp này được nhiều người hưởng ứng, áp dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

Bài viết này được chúng tôi chia sẻ khá là dài cho nên chúng tôi chia ra các phần sau cho bạn đọc tiện theo dõi:

  1. Tranh cãi về việc có nên đốt giấy tiền vàng mã hay không
  2. Các loại vàng mã hiện nay
  3. Cách đốt tiền vàng mã
  4. Bài văn khấn đốt tiền vàng mã

1. Tranh cãi về việc có nên đốt giấy tiền vàng mã hay không


VỚI Ý KIẾN ĐỒNG Ý: Thì việc đốt vàng mã này đã có từ lâu đời ở nước ta, thể hiện được những giá trị tốt của người còn tại thế đối với người đã khuất. Đông thờ cũng biểu lộ sự hiếu thảo, bày tỏ sự tưởng nhớ, và thương tiếc vô hạn của con cháu đối ông bà tổ tiên và những bậc có công ơn dưỡng dục đối với chúng ta. 

Do vậy thì họ mới thực hiện các nghi thức đốt tiền vàng mã nhằm mong muốn người đã khuất, khi qua thế giới bên kia cũng có được một cuộc sống sung sướng không khổ cực.

VỚI Ý KIẾN KHÔNG ĐỒNG Ý: Vì đây là một hành động thiên về tâm linh và không có một bằng chứng nào chúng minh được việc chúng ta đốt vàng mã như vậy người khuất sẽ nhận được và qua hành động đó sẽ phù hộ độ trì cho chúng ta được nhiều may mắn và gia đình gặp nhiều điều tốt. Và cũng không có một quy định rõ ràng nào là nên đốt như thế nào và đốt bao nhiêu cho đủ do đó người ta cứ nghĩ rằng càng đốt nhiều thì càng được nhiều phước đức. Cho nên đốt quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường sống và bị phản đối kịch liệt.
Như vậy qua nhận các luồng ý kiến đó các bên đều có các lập luận hợp lý bảo vệ cho việc quan điểm của mình. Như có một điểm chung có thể thấy được trên 2 quan điểm này là việc đốt giấy tiền không có gì là sai nhưng đốt với số lượng vừa phải thì hành động này không sai cho nên chúng ta hãy nên là cần phải bảo vệ thêm môi trường sống của chúng ta hiện tại.

2. Các loại vàng mã hiện nay

Thật sự là không thể kể hết hiện nay có bao nhiêu loại hàng vàng mã này trên thị trường nào là tiền vàng, tiền dola âm phủ, các bộ quần áo vàng mã khác nhau, thậm chí còn có cả các hàng giấy tiền đồ cộng nghệ cao cấp … và thậm chí áp dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại hàng mã này cho nên các sản phẩm được làm ra rất tinh xảo ví dụ như các sản phẩm tiền âm phủ giống tiền thật đến không ngờ.

Dưới đây là một số hình ảnh tiền vàng mã tượng trưng cho thị trường sôi động của hàng vàng mã mời bạn đọc xem qua:






3. Cách đốt tiền vàng mã

Tiếp theo là phần rất hấp dẫn hướng dẫn chúng ta về việc cách đốt tiền vàng mã chúng tôi có lung sục được một số thông tin khá uy tín của TS Vũ Thế Khanh một chuyên gia về lĩnh vực tâm linh có trao đổi về cách đốt giấy tiền vàng mã sao cho đúng:

Bài phỏng vấn như sau: 
  • Phóng Viên : Thưa ông, bằng thực nghiệm nhiều năm nghiên cứu, ông thấy khi đốt vàng mã, liệu người âm có nhận được không?
  • TS Vũ Thế Khanh: Hầu như ngày nào ở trung tâm chúng tôi cũng có những cuộc “áp vong”, giao lưu với những người đã khuất, hai phần ba số vong được hỏi trả lời rằng có nhận được vàng mã do con cháu đốt.
  • Phóng Viên: Vậy là, đốt vàng mã không phải là…vô ích?
  • TS Vũ Thế Khanh: Đúng là không vô ích nhưng rất lãng phí và ít tác dụng với người âm. Mình cứ cúng đồ thật đi, vì thật hay giả thì họ đều nhận được như nhau. Thay vì mấy chục, mấy trăm triệu tiền vàng mã đốt rồi chỉ còn tro bụi, mua đồ thật, cúng lên họ vẫn nhận được cơ mà. Xong rồi mang đồ thật đó cho người khác sử dụng có phải là có ích hơn không! Chưa kể đến việc khi mình mang đồ thật cho người khác là mình đã mang đến niềm hoan hỉ, người ta phát lên một tần số cảm ơn. Niềm hoan hỉ và tần số cảm ơn đó chính là công đức mà mình tích được để dâng lên ông bà tổ tiên. Còn đốt vàng mã thì không mang lại niềm hoan hỉ và lợi ích nào cả.
  • Phóng Viên: Theo đó, những nhà đi trình đồng mở phủ đốt ngựa và xe, không lẽ cũng phải là đồ thật?
  • TS Vũ Thế Khanh: Phương tiện đi lại thì chẳng có ý nghĩa gì. Khi hồn đã thoát khỏi thân xác thì không còn lệ thuộc vào thân xác nữa, mọi di chuyển đều bằng ý nghĩ. Nếu các cụ nhà anh cưỡi ngựa từ TP. Hồ Chí Minh ra, liệu năm ba ngày có kịp ra đến nơi cho anh áp vong, giao lưu không? Còn những người nghe thầy “đểu” nói là căn cao, số cao, phải trình đồng mở phủ. Ấy là người ta dọa để bạn phải bỏ tiền. Bây giờ nhé, “võ công” của bạn cao mà một người nào đó bảo võ công anh cao lắm, anh phải về làm lính cho tôi, liệu bạn có chịu không? Căn cao, số cao chính là những người có nhiều công đức, tích được nhiều điều thiện. Và căn cao, số cao là tốt.
  • Phóng Viên: Có nhiều ý kiến cho rằng đốt vàng mã chỉ là để cái tâm người trần được an. Ông có cho rằng đó là lý do khiến người ta đốt mã ngày một nhiều?

  • TS Vũ Thế Khanh: Việc đốt vàng mã có lợi cho sự mê tín. Đó còn là sự vô trách nhiệm. Ai cũng nghĩ rằng đi mua thật nhiều vàng mã về đốt là xong. Nhưng bố mẹ, ông bà mình dưới kia đang bị giam cầm, cảm giác ốm đau vẫn còn thì lại không cứu. Bản thân tôi trước đây cũng đưa bố mẹ tôi lên chùa và nghĩ thế là xong, các cụ được yên nghỉ. Nhưng sau đó tôi nhận ra việc đó chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”. Còn những anh đốt hàng chục, hàng trăm triệu vàng mã, có lắm tiền chưa chắc đã có tâm. Một ví dụ rất nhỏ và thiết thực: Anh đốt cho mẹ anh 10 tỉ rồi bảo “bà xem đã đủ công sức bà nuôi dạy con chưa”, thì bà chả ném vào mặt anh và bảo “nghìn tỷ cũng không đủ được, cái thằng mất dạy”. Nhưng bây giờ, anh mua một bát bánh đúc thôi, mang đến cho mẹ rồi thủ thỉ “mẹ ơi, con biết lúc mẹ sống mẹ thích ăn bánh đúc...” Anh nghĩ xem mẹ anh quý 10 tỷ hay quý bát bánh đúc? Đấy chính là công đức. Cho nên công đức ghi được không phải là ở đốt nhiều hay ít vàng mã.
  • Phóng Viên: Vậy khi đốt vàng mã, có phải nghĩ đến tác dụng của nó hay không?
  • TS Vũ Thế Khanh: Có chứ. Dù chỉ là vàng mã nhưng khi đốt cũng phải nghĩ đến việc người ta có cần không, có dùng được không, và dùng được thì có lợi ích gì với người ta không? Ví thử, vong nhà anh là một người nghiện, đang vật vã lên cơn thèm thuốc thì mang ma túy hay mang thuốc cai nghiện đến cho người ta? Hai thứ đều có tác dụng, nhưng cho ma túy thì khác nào cõng họ xuống sông? Còn để tích đức thì chắc chắn anh phải cho người ta thuốc cai nghiện rồi.

4. Bài văn khấn đốt tiền vàng mã

Bài khấn theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hoá Thông tin

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Khi đọc bài viết đến những phần cuối cùng này chắc bạn đọc phần nào cũng đã hiểu được một số vấn đề liên quan đến các loại hàng vàng mã.
Vài dòng chia sẻ nữa của chúng tôi về công việc kinh doanh vàng mã. Bạn là người đang quag tâm hay là có nhu cầu tìm hiểu thêm về thị trường này chúng tôi nghĩ chắc chắn rằng tất cả các bài viết của chúng tôi hay của các nhà xuất bản khác cũng không đủ nhu cầu tìm hiểu của các bạn.

Phố Hàng Mã

Nếu thật sự muốn biết thêm thông tin thì khuyến khích các bạn nên đến với các cửa hàng bán đồ vàng mã để có thêm được thông tin bổ ích. Và nếu như bạn còn đang phân vân rằng trong bài viết này không chỉ nơi mua vàng mã ở đâu thì làm gì mà biết nơi mà đến tham khảo, ĐÂY, nếu bạn ở Hà Nội thì nơi mà ai cũng biết là ở đâu đó là phố hàng mã tại Hà Nội, còn nếu bạn ở Sài Gòn bạn có thể tìm đến đường Hãi Thượng Lãng Ông, Q5, hay là đường Nguyễn Chí Thanh, Q11 nơi đây là nơi mua bán đồ thờ cúng, cũng được xem như là chợ, phố hàng mã ở TPHCM. Đồng thời nếu như bạn có nhu cầu mua thêm các loại đồ thờ cúng bằng gỗ, đồ thờ cúng bằng đồng hay là đồ thờ cúng bằng gốm sứ ở nơi đây đều có cung cấp đầy đủ đáp ưng nhu cầu của người mua.

Hơn nữa thời đại công nghệ thông tin cũng đã phát triển từ lâu thì ngành hàng mã này cũng không thể bỏ qua cơ hội để mọi người có thể biết đến các sản phẩm này. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm các cửa hàng bán vàng mã online và cũng có rất nhiều thông tin và mẫu mã cho các bạn lựa chọn, mà còn tiết kiệm được công sức thậm chí tiền xăng đi lại.


Mọi thông tin đóng góp để hoàn thiện nội dung bài viết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới, hay nếu có nhu cầu thêm về thông tin hay sản phẩm hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ kịp thời cho các bạn.
Thờ Cúng Tất Dạ
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

[Sự Thật] Nên Làm Với Ban Thờ Cũ

Cần làm gì với ban thờ cũ câu hỏi này chắc cũng khá là khó trả lời đối với những gia đình nào mà trước giờ ít có thờ cúng và thậm chí là khi chúng ta mua lại được một ngôi nhà nào đó mà trong đó đã có ban thờ ông thần tài, thổ địa của chủ cũ còn để lại.

Thay ban thờ cũ
Chúng ta thật sự phân vân không biết có nên dùng lại ban thờ thần tài, thổ đại của chủ cũ hay là tốt nhất nên sắm lễ thay ban thờ mới và nếu chúng ta quyết định thờ mới và điều cần làm là làm gì với lại ban thờ cũng đây để cho không đắc tội với các vị chư thần.

Bài viết của chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá những cách thức thực hiện thay ban thờ cách nào cho phù hợp với từng điều kiện của từng người vì cơ bản sẽ có nhiều cách khác nhau để cho bạn đọc áp dụng vào thực tế gia đình mình. Bạn sẽ biết được thay ban thờ mới phải làm những gì?

Nếu là chỉ chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà nên làm gì và đối với những cá nhân thận trọng hơn xem ngày để đổi bàn thờ để không phạm vào các giờ các ngày không tốt ảnh hưởng đến việc làm ăn. Và đồng thời cũng cung cấp thêm thông tin với những bạn đọc nhà có thờ phật và muốn thỉnh tượng phật mới về thờ nhưng không biết nên làm gì với tượng phật cũ thì cũng sẽ được nêu bên trong nội dung bài viết này.

Nội dung bài viết sẽ tập trung vào việc thực hiện các việc bạn đọc nên làm để thực hiện việc thay các vật dụng trên ban thờ cũ một cách tốt nhất. Và đồng thời chúng tôi cũng sẽ gợi ý một số nội dung bài viết liên quan cho bạn đọc dễ dàng tìm hiểu.

Do nội dung bài viết khá dài nên chúng tôi chia thành các phần sau cho bạn đọc dễ theo dõi:
  1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý
  2. Làm gì với tượng phật cũ
  3. Văn khấn thay ban thờ mới
Lo lắng là điều không thể nào tránh khỏi khi mà việc thay ban thờ cũ sang ban thờ mới là một việc từ xưa đến giờ mà bạn chưa từng thực hiện.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau khám phá việc thực hiện thay các món đồ từ lớn đến nhỏ:


Nếu ban thờ của gia tiên được thờ ở nhà bạn đã rất cũ kĩ và bạn muốn thay đổi một ban thờ mới để cho phù hợp với không gian kiến trúc mới của ngôi nhà bạn mới xây lại hay trùng tu, thì bạn cũng đừng quá sợ hãi trong việc thay ban thờ và sợ rằng sẽ bất kính với tổ tiên.

Vì một vài quan điểm như thế này bất cứ với thứ đồ gì cũng vậy khi đặc biệt là đồ thờ cúng đã quá cũ kỹ thì ta càng nên thay mới lý do là chúng ta thay mới để dễ dàng trong việc thờ tự hơn và thật sự thành tâm để mang những món đồ mới nhất, nhiều lòng thành nhất để việc thờ gia tiên được thêm phần trang nghiêm.

Và đây là điều không ai ngăn cảng thậm chí còn được khuyến khích không chỉ bởi những người bán hàng (^.^) mà trong phật giáo có giảng dạy những điều này là những điều nên làm để tăng thêm lòng thành trong việc thờ cúng.

Khi ban thờ mới đã tôn cấp lập thờ xong đã thì chúng ta sẽ làm gì với ban thờ cũ đây. Điều CẤM KỴ là chúng ta không được vứt tùy tiện. Với ban thờ cũ mà đồ thờ cúng bằng gỗ thì khi không còn thờ tự nữa điều nên làm là chúng ta nên phân thành nhiều phần nhỏ (tháo ban thờ ra) và chúng ta tiến thành hóa thành tro và sử dụng tro mang đi ra vườn cho vào các gốc cây, chứ đừng nên bỏ ngoài đường hay vứt xuống song suối.

Còn nếu như nhà ban thờ hay các đồ thờ cúng bằng gốm sứ, đá thì chúng ta có thể phá nhỏ ra và phần phế liệu chúng ta có thể để ở các nơi thanh tịnh là được.


Còn nếu như đồ thờ cúng bằng đồng thì việc tiêu hùy cũng rất là khó đập bỏ hay đốt cũng không xong, với quan điểm của chúng tôi khi mà chúng ta đã thành tâm làm lể cung thỉnh gia tiên sang một nơi thờ tự mới thì các đồ vật bằng đồng này cũng không có giá trị linh thiêng nữa cho nên chúng ta có thể thanh lý cũng không bị tội lỗi đối với gia tiên.

1. Sắm lễ trên ban thờ và một số lưu ý.


Sắm lễ để chuyển cho ban thờ gia tiên gồm những gì:

  1. Một con gà để lễ.
  2. Một đĩa xôi đỗ.
  3. Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.
  4. Một đĩa hoa quả.
  5. Một lọ hoa : 5 bông hoa hồng.
  6. Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.
  7. Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
  8. Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
  9. Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
  10. Một bát nước lã sạch.
  11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
  12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
  13. Sớ thiên di linh vị thần Tài.

LƯU Ý: Theo các chuyên gia phong thủy cũng khuyên rằng khi chúng ta tiến hành thay ban thờ gia tiên và các vật dụng trên đấy thì nên xem ngày để thực hiện cho đàng hoàng vì tránh thực hiện vào các ngày, giờ xấu ảnh hưởng đến gia chủ và cũng. Và thực hiện các việc này nhằm mục đích là xin phép với gia tiên chứ không nên muốn thay đổi là thay đổi.

Sau khi thực hiện các nghi thức đối với ban thờ mới xong thì một điều không kém phần quan trọng là trình tự bốc bát hương bạn nên xem tham khảo qua bài viết: https://thocungtatda.blogspot.com/2018/06/boc-bat-nhang.html 

Đối với những ban thờ có sẵn như khi bạn từ nhà cũ dọn sang một nhà mới mà lúc trước đã có chủ thực hiện việc thờ cúng ban thờ thần tài, thổ địa và việc bạn sợ khi thay ban thờ mới. Theo chúng tôi nghĩ đối với ông địa thì mỗi ông sẽ cai quản một nơi thì bạn có thể thỉnh tượng mới và lúc thay tượng mưới thì mang 2 tượng này vào chùa và nhờ các sư thầy chú niệm vào và bạn có thể sử dụng tượng mới.

Còn thần tài thì bạn có thể thay thần tài mới nhưng bình thường (mua tượng mới và tốt nhất mang vào chùa nhờ sư chú niệm cho an tâm). Việc thờ cúng thì đòi hỏi sự thành tâm chứ không nên mê tín, và nghĩ rằng ảnh hưởng đến việc kinh doanh vì 2 việc này khác nhau hoàn toàn (thờ cúng phụ thuộc vào tâm mỗi người, còn kinh doanh thì phụ thuộc vào thị trường).

2. Làm gì với tượng phật cũ.


Đặc biệt lưu ý với bạn đọc bạn không biết làm gì với tượng phật cũ cho đúng lễ không phạm tội với chư phật. Một số ý kiến như “thỉnh thêm tượng mới thì được, còn tượng Phật cũ thì không nên thay đổi” chỉ là nhận thức và kinh nghiệm cá nhân. Cho nên, những ý kiến đó không có giá trị quy chuẩn về thờ tự trong Phật giáo. Vì vậy, nếu  bạn muốn thay tượng Phật cũ bằng tượng mới (vì nhiều lý do chính đáng khác nhau) thì cứ tiến hành.
làm gì với tượng phật cũ
Vấn đề là sau khi tìm được pho tượng Phật mới vừa ý thì nên thỉnh chư Tăng đến nhà làm lễ an vị tượng mới, cầu an cho gia đạo. Còn pho tượng cũ, có thể đem gửi lên chùa nhờ chư Tăng (Ni) tịnh hóa hoặc nếu ở TP.HCM thì có thể gửi vào Trung tâm Tịnh hóa (trụ sở chính, chùa Phổ Quang, 64/3 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình).

3. Văn khấn thay ban thờ mới

Bài văn khấn chuyển ban thờ tổ tiên

  • Nam Mô A Di Đà Phật! (x3)
  • Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
  • Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
  • Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
  • Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
  • Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
  • Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
  • Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Văn khấn ban thờ gia tiên

Bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài

Vẫn đặt ban thờ ở vị trí cũ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông
Chủ nhà thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên ban thờ rồi khấn

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… 
  • Tín chủ con là: …………………..tuổi…. 
  • Hiện đang trú tại: ……………………………………………… 
  • Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới. 
  • Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước. 
  • Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới. 
  • Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái. 

Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng
Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v… trước ban thờ.
Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:

Văn khấn ban thờ thần tài thổ địa

  • “Nam mô A Di Đà Phật” 
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật 
  • Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20….. 
  • Tín chủ con là: …………… tuổi….. 
  • Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa. 
  • Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ. 
Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:
  • Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách. 
  • Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • ……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số 
  • Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ) 
  • Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế. 
  • Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần 
  • Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm. 
  • Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ) 
  • Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện. 
  • Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật 
  • Lễ tạ lập bàn thờ thần tài 
  • Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ: 
  • Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20……. 
  • Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc. 
  • Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí. 
  • Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ! 

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).


Mọi thông tin đóng góp thêm cho chúng tôi xin vui long liên hệ thông tin bên dưới. Nếu như bạn đọc có nhu cầu trao đổi hay thêm thông tin về sản phẩm hay mua sản phẩm, đừng ngần ngại GỌI NGAY cho chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời.
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

(2 Quan Niệm) Về Việc Bốc Bát Nhang

Chắc bạn cũng đồng ý với chúng tôi rằng chúng ta đã từng xem bát hương là một vật phẩm thờ cúng thông thường không quá chú ý đến các quy trình thực hiện an vị phức tạp của nó.

Cách bốc bát hương
Thật sự khi chúng tôi đào sâu hơn và bỏ đi quan điểm nông cạn của bản thân và bắt đầu vào công cuộc tìm hiểu thật sự về việc bốc bát hương. Nói không ngoa rằng đây là cả một nghệ thuật. Thông qua bài viết này chúng tôi đem đến thông tin cùng nhau chia sẻ với bạn đọc về 2 quan niệm chính của việc bốc bát hương đầu tiên và quan niệm về phong thủy và quan niệm truyền thống.

Và hy vọng rằng sẻ là một bên đưa thông tin trung lập nhất để bạn đọc có được nhiều giá trị khi xem.
Chắc bạn cũng có nghe qua về việc có nên tự bốc bát hương, cách bốc bát hương thần tài, thổ địa như thế nào? Và bài khấn bốc bát hương như thế nào? … và nhiều thứ khác nữa và mục đích của bài viết này là để đưa ra thông tin và cùng bàn luận về việc này cùng bạn đọc.

>> Xem thêm: 4 điều quan trọng về ban thờ thần tài, thổ địa

Bài viết khá nhiều thông tin cho nên chúng tôi sẽ chia thành các phần nhỏ để cho bạn đọc tiện theo dõi

  1. Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương
  2. Văn khấn bốc bát hương
  3. 2 quan niệm bốc bát hương
  4. Ý kiến về bát hương bản mệnh

Trong việc thờ cúng tổ tiên có lẽ việc làm cho chúng ta thắc mắc lớn nhất có lẽ là văn hóa vùng miền như miền Nam, Trung, Bắc. Mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau cho nên việc thờ cúng và bốc bát hương gia tiên cũng rất nhiều điểm khác nhau.

Cho nên chúng tôi cũng đã hỳ hục đào bới tìm hiểu các thông tin và sàn lọc làm sao để tìm ra một hướng cơ bản nhất để bạn đọc có thể tham khảo đồng thời có thể tự áp dụng các phương thức này tại nhà (nếu các bạn muốn), không nhất thiết phải thỉnh các thầy về làm lễ, làm phép.



Đầu tiên tôi xin trao đổi sơ qua về 2 quan niệm bốc bát hương này của quan niệm phong thủy, quan niệm truyền thống trong việc thờ cúng gia tiên việc phân làm 2 quan niệm như vậy thật sự không quá khác nhau nhưng sẽ có đôi chút quan niệm khác biệt cho nên chúng tôi sẽ chia sẻ trực tiếp đến các phần có liên quan sẻ đề cập cho các bạn dễ hình dung.

>> Xem thêm: “CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm
                          (BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng
                          [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

1. Chuẩn bị các dụng cụ để bốc bát hương

Để bốc bát hương được suông sẻ các bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Bát hương (có nhiều kích thước bát hương khác nhau như đường kính 12 cm-14cm-16cm…, ở đâu không bắt buộc phải chọn kích thước nào, miễn là phù hợp với ban thờ của chúng ta là được)
  • Tro nếp (ở miền bắc đa số người ta sử dụng tro để bỏ vào bát hương và quan niệm rằng để cho nhẹ nhàng làm ăn được tốt lành, còn miền Nam và miền Trung hay sử dụng cát nhưng tốt nhất nên sử dụng tro nếp, Phong thủy có quan niệm rằng đối với cát trắng mang tính tà cho nên không nên sử dụng cát).
  • Nước ngũ vị (các loại hoa quế, hoa hồi…) thường chúng ta sẽ pha với lại nước ấm để nguội, trong phong thủy có thể lấy bột ngũ vị này trộn trực tiếp vào tro nếp bỏ vào bát hương.
  • Nến (tránh khí lạnh xâm nhập và tà ma nhập tràng)
  • Giấy ghi vị hiệu (dùng để viết cốt bỏ vào bên trong bát hương)
  • 1 hộp thất bảo (vàng, bạc, kim sa, san hô đỏ, ngọc màu xanh, hổ phách, ngọc trai, chỉ ngũ sắc)

Đây rồi chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành vào việc bốc bát hương:

  • Trước tiên bàn tay của người bốc bát hương phải được rửa sạch bằng nước ngũ vị để cho bàn tay được thanh tịnh và sạch sẻ.
  • Tiếp đến là sử dụng mảnh giấy ghi cốt (thường giấy ghi cốt này được viết bằng chữ nôm) bạn điền các câu chú vào trong tờ giấy cốt (cách ghi vào cốt được hướng dẫn rõ trong Video sao)

Nếu như bạn không có nhiều thời gian để xem hết video trên thì tôi cũng tóm lại một số lưu ý để cho bạn đọc có thể tránh một số điều không nên làm:

LƯU Ý:

  1. Khi bốc bát hương thờ thì gia tiên không được thờ chung bát hương với thần (vì tôn thần thì hoàn toàn không ngồi chung với gia tiên) ông bà có thể cùng bát hương, hội đồng thân mảnh, thân cô có thể chung bát hương, NHƯNG tuyệt đối nên tránh thờ chung như bố, con hay ông cháu; bố và bà.
  2. Nên lưu ý thêm một điều trước khi bốc bát hương không chỉ rửa tay sạch sẽ không thôi mà còn nên tắm rửa vệ sinh thân thể và đặc biệt nên tránh việc nam, nữ vào ngày trước khi bốc bát hương để cho chúng ta được thanh tịnh nhẹ nhàng trong việc bốc bát hương.

Sau khi ghi cốt (vị hiệu) xong chúng ta lấy bộ thất bảo ra và lấy cốt (vị hiệu) gói lại và nhớ rằng trong lúc bốc bát hương thì chúng ta nên niệm chú (ở phần niệm chú này có các thầy hướng dẫn nên niệm và có các thầy bảo không cần).

2. Văn khấn bốc bát hương

Theo chúng tôi, niệm chú hay không cũng không sao một điều quan trong  mà các thầy hướng dẫn khi chúng ta bốc bát nhang là phải thành tâm, thể hiện lòng thành tôn kính đến các vị gia tiên, thần thánh trong quá trình chúng ta bốc chứ không nhất thiết phải, hay nhất định niệm chú hay không về bài niệm chú (bài khấn, văn khấn) nếu các bạn đọc nào cần cung cấp thì chúng tôi cũng cung cấp dưới đây:



Về bốc bát nhang thờ thần linh:

Kính lạy thần thành hoàng bản thổ, chư vị đại vương, kính lạy ngài đông trù tư mệnh đáo phủ thần quân, kinh lạy chư vị thần linh, các quan các thần cai quản đất này nơi này

Ngày hôm nay tên con là … sinh năm… tháng…ngày… giờ con đang cư ngụ tại đất này. Ngày hôm nay con xin phép được bốc bát hương để tôn cấp lập thờ các quan, thần các ngài. Xin các ngài chứng giám và gia hộ cho gia đình được bình an, tâm cầu sở đắc.
Và câu ngũ bộ chú các bạn có thể để cho câu chú này “chạy” trong người. Các bạn lẫm nhẫm về nó hay nghĩ trong đầu và việc này nhằm thể hiện cho việc bốc bát hương được thanh tịnh:
Um ram
Um si ram 
Um ma ni pab mê hum
Um ca lê, cun lê s va ha
Um b rum 
Bước tiếp theo sau khi ghi vị hiệu xong chúng ta cho tro nếp vào trong bát hương. Cho vào đến khi đầy bát hương thì thôi ở phần này có hơi rắc rối 1 chút về các cách hướng dẫn của các thầy :

3. 2 quan niệm bốc bát hương

Quan niệm trong phong thủy :

  • Khi mà bốc được nửa bát hương thì cho vàng thần tài(các tiệm bán đồ thờ cúng đề có) vào còn được gọi là nạp tài để nhằm thêm mục đích là chiêu tài khi bốc bát hương thần tài. Và ấn hơi chặt tay để hũ tro sau này có cắm hương vào thì hương cắm không bị lung lay giữ giáng cho hương khi đốt. 
  • Sau khi cho tro vào đầy bát hương cho thêm vàng thần vào chính giữ trên của bát hương và sử dụng đốt 1 nén trầm để lên giữa bát hương và có tác dụng nạp khí và tẩy uế và chờ cho phần trầm cháy hết. Và nếu như bát hương có bị dơ bẩn chúng ta có thể sử dụng 1 mẫu khăn nhúng vào nước ngũ vị để lau cho sạch sẽ, CHÚ Ý mặt nguyệt của bát hương khi bốc lúc nào cũng phải được hướng vào người bốc và khi để trên ban thờ cũng vậy cũng để hướng mặt nguyệt ra ngoài (vuông góc).
  • Sau khi đã chuẩn bị xong thì tiếp đến là việc lập thờ cho bát hương : đối với bát hương thờ thần linh chúng ta sẽ chúng ta sẽ đốt 5 nén nhang, còn đối với bát hương thờ gia tiên thì sẽ đốt 3 nén nhang. Khi đốt nhang lên khấn thì chúng ta sử dụng bài khấn ở trên để khấn và xin tôn cấp lập thờ và an vị bát hương trên ban thờ. Và đồng thời đối với thờ thần linh thì chúng ta có thể lạy 3, 19, 49 lạy NHƯNG thường để thể hiện sự linh thiêng và thành tâm thì chúng ta nên lạy 19 lạy 

Quan niệm trong truyền thống:

  • Khi bốc bát nhang cứ bốc cho đầy bát và điều lưu ý là không được lấy tay đè xuống, sau khi đầy thì lấy nước ngũ vị tưới lên trên đều mặt bát hương và điều này nhằm mục đích là để cho bát hương được thơm hơn và lúc cắm nhang vào bát hương hương sẽ chắc và không bị xiêu vẹo.
  • Nếu bốc bát hương thổ công dùng 3 cây nhanh. Đối với gia tiên có các phần mộ thì chúng ta phải ra tận nơi dùng 3 cây nhang đốt khấn vái và đợi 3 cây nhang tàn rút 3 chân nhang đấy khấn vái ở khu mộ xin về nhà và cấm vào bát hương để tôn cấp lập thờ tại nhà.
  • Lưu ý trong lúc bốc bát nhang chúng ta nên để cho cây nên cháy để tránh khi lạnh xâm nhập, hoặc tà ma nhập tràng.
  • Khi lập thờ cho bát hương phải lưu ý là đốt 3 lần hương (thấp 3 lần hương liên tục) khi nào 3 lần hương cháy hết thì mới được yên vị.

Có một số thắc mắc khi chúng tôi làm bài viết này rằng việc thay bát hương cuối năm như thế nào và có thức hiện nghi thức lại như cũ không. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được thì cuối năm khi các bạn tiến hành rút chân nhang ra và đồng thời bát hương cũng bị vơi đi cho nên bị cứ chăm thêm tro nếp bình thường không cần phải thực hiện lại nghi thức này.

4. Ý kiến về bát hương bản mệnh

Đây cũng là một phần nữa của việc bốc bát hương nên tiện thể chúng tôi chia sẻ cùng các bạn. Nhiều câu hỏi được đặc ra từ đọc giả là “Có nên làm lễ tôn nhang bản mệnh” hay “tôn nhang bản mệnh có tốt không”.

Bát hương bản mệnh

Thật sự việc nên tôn hay không nên tùy thuộc vào niềm tin của mỗi người, nhiều tài liệu trên mạng của các thầy cúng, pháp sư thì cho rằng nên lập bát nhang bản mệnh và các bậc tăng sư trong chùa lại bảo rằng không cần thiết. Việc thực hiện hay không thực hiện điều xuất phát từ trong tâm của chúng ta thật sự thành kính và thành tâm thờ cúng. Chúng tôi sẽ trích dẫn nguồn cho bạn đọc tham khảo thông tin:

Theo thầy Thích Trúc Thái Minh:  Bản mệnh là cái mệnh căn bản của mình, cái mạng sống của mình. Nhưng chúng ta học Phật cũng đã biết cái mạng sống, thọ mạng của mình do chính mình tự quyết định nó. Trong Phật giáo có câu chuyện: Có một thầy đắc quả Alahán quán thấy một chú tiểu trong bảy ngày nữa là mệnh chung. Thầy cho về nhà thăm cha mẹ để mệnh chung tại đó, nhưng trên đường về khi đi qua suối thấy đàn kiến bị nước lũ cuốn trôi, chú quyết định lội xuống cứu đàn kiến, cứu xong chú mới về nhà.

Hết ngày thứ bảy chú trở về chùa, vị thầy thấy chú thay đổi tướng, tướng yểu mệnh đã biến mất thay vào đó là tướng thọ, thấy như vậy vị thầy hỏi: khi ở nhà con có làm được việc gì tốt không? Chú trả lời là hôm con về, đi qua suối, con có cứu được một đàn kiến. Vị thầy nói chính là nhờ công đức cứu đàn kiến đó mà con được sống, không thì con chết rồi. Về sau chú tiểu đó sống được bảy, tám mươi tuổi.
Ai mà có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp mình thường làm ác, tổn hại sinh linh nhiều, không có tâm nhân từ, hay sân hay si thì mệnh mình giảm, không được trường thọ. Còn ngược lại nếu mình chăm tu, làm phước sống nhân từ, bác ái, thương người cứu vật tự nhiên sẽ hiện ra tướng thọ mệnh, mạng mình sẽ được kéo dài.

Vậy chính mình làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh là có cái ông thần bản mệnh, hộ mệnh cho mình để kéo dài mạng sống cho mình đâu. Mình mà làm ác thì chư thiên, thiện thần không ai ủng hộ. Dù có thờ 10 bát hương đi chăng nữa mà vẫn tạo ác thì vẫn tổn mệnh như thường.

Vì vậy không nên thờ bát hương bản mệnh. Đó là việc không hợp đạo lý, nhất là Phật tử đã quy y Tam Bảo rồi, nếu lỡ thì giải bỏ đi. Mà mình phải thờ cái bản mệnh tâm mình, kính thờ nơi tâm mình, nhất tâm tu Phật.
Theo các thầy cúng và pháp sư:



Mọi thông tin đóng góp để hoàn thiện nội dung bài viết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới
Thờ Cúng Tất Dạ
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996