Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Khai Quan Điểm Nhãn Là Gì & Ý Nghĩa

Tài liệu sưu tầm về khai quan điểm nhãn hay còn gọi là hô thần nhập tượng rất chi tiết, hy vọng qua bài viết Thờ Cúng Tất Dạ chia sẻ bên dưới phần nào cung cấp thêm thông tin và kiến thức cần thiết để thuận tiện cho việc thờ cúng hay biết được những điều nên làm khi thờ vật phẩm linh thiêng.
Sau đây là nội dung bài viết:

Khai quan điểm nhãn

 “Tượng Phật mới thỉnh về từ các tiệm buôn cần tẩy uế, hay rửa cho sạch bụi. Dùng một bát nước sạch có thêm hương liệu từ hoa tươi như cánh sen, hoa hồng, hoa lài v.v…, rồi đọc trì chú bài “Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha” (21 hay 27  tức đọc 9×3 lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
Trì chú Thanh Tịnh Pháp 7 hay 9 ngày. Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.
Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.

Vẽ 3 chủng từ Om Ah Hum (Phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om nằm phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng – khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vẽ các chủng từ, nên mang đi đốt.

Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đứng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phần này luôn trì “Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn – Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng”.

Tất cả vật dụng đều phải dùng chú để tẩy uế ! Sau đó đọc kinh an vị Phật (xem trong kinh nhật tụng)
Các tượng Phật Bồ Tát khác cũng làm như thế. Vẽ thêm chủng từ của vị Phật hay Bồ Tát của hình tượng ở phần đầu của chú Đại Bi Tâm phạn tự.



Hình Phật hay Bồ Tát cũng theo trên mà làm. Dùng nước thanh tịnh để lau chùi khung ảnh. Phần sau của hình thì vẽ các chủng tử Om Ah Hum như đã dẫn ở trên. Hay in ra dùng mực đỏ vẽ đồ lên các chủng từ rồi dán sau hình cũng được. Kinh và dây ngũ sắc để phía sau hình.

Đây là cách cho các bạn ở xa không phương tiện nhờ chư Tăng hay các thầy điểm nhãn cho hình tượng chư Phật hay Bồ Tát.

Hình tượng đã thờ lâu ngày không cần phải làm. Để đỡ tốn tiền mực, dùng hình kinh Bát Nhã phạn tự chữ đen trên nền trắng.

>> Xem thêm: Ý nghĩa thắp đèn trên ban thờ
                        Ngày rằm mồng một nên cúng gì

Những cách khai quan điểm nhãn khác:

Một cách khác của Thầy Sương Mãn Thiên chỉ như sau : Tượng mới thỉnh về cũng làm sạch như đối với bát nhang. Các đồ trì chú cho vào tượng qua lỗ trống ở dưới đáy tương tự như khi cho vào bát nhang. Sau đó, dùng băng keo dán kín lỗ ở dưới lại. Lập đàn pháp của Tiên gia theo nghi quỹ sau :
Nghi thức cúng luyện phép :
Thường thường luyện vào các thời Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Luyện theo trình tự như sau :
  • Người luyện trước đó phải tắm rửa sạch sẽ.
  • Thắp nhang 3 nén chắp tay cầm nhang theo hiệp chưởng ấn.
  • Quán tưởng Linh phù như sau :
  • Đọc CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI : (Ôm ram xóa ha) – 7 lần.
  • Tịnh CHÚ TAM NGHIỆP : (ÁN SA PHẠ BÀ PHẠ – TRUẬT ĐÀ SA PHẠ –ĐẠT MA SA PHẠ – BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ HÁN) – 3 lần
  • Đọc CHÚ NIỆM HƯƠNG : (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) – 3 LẦN.

Nam mô hách hách dương dương.
Nhật xuất Đông Phương.
Vạn sự Thần Pháp kiết tường.
Hộ Thần đệ tử thủ chấp phần hương.
Họa Linh phù Tiên sư Tổ sư chứng giám.
Án Thiên linh linh.
Án Địa linh linh.
Ngã linh Thần phù lai ứng hiện.
Án Thiên viên – Địa phương – Thập nhị công chương.
Thần Phù đáo thử trừ Tà ma ,Quỷ mị bất đáo vãng lai.
Trừ bá bệnh ,trừ tai ương.
(Nam mô Phật tổ Minh dương Bồ tát ma ha tát ) – 3 lần. Xá 3 xá,sau đó cắm nhang trên bàn thờ.

KIẾT ẤN HỘI TỔ : 

Bấm ngón tay cái vào ngón Tý của 2 lòng bàn tay, sau đó đưa lên bấm vào móng tay của ngón áp út, móc hai ngón trỏ và giữa vào nhau, ngón út dựng đứng.Đặt ấn Hội Tổ lên sát ngực và đọc CHÚ HỘI TỔ như sau :
(Nam mô Phật Tổ Như lai chứng minh.
Đạt ma Tổ sư chứng minh.
Nam mô Tam giáo Đạo sư Tam Thập lục Tổ.
Tổ Xiêm, Tổ Lèo, Tổ Miên, Tổ Mọi.
Mình dưới Châu giang – Bà lai đàng Chà.
Mẹ sanh, mẹ Lục, ông Lục Phật Tổ,Cửu Thiên Huyền nữ, Lỗ Ban chơn tử.
Thập nhị Thời Thần. 12 vị Thần Bùa, Thập lục ông Tà bà Tà, bà Lục.
Cảm ứng chứng minh cho Đệ tử là ….. – TUỔI …. đã thông Huệ Tâm, Huệ Nhãn, Huệ Nhĩ, Huệ Thiệt, Huệ Khẩu đắc quả Linh phù cứu Thế, trợ Dân) – 3 lần.
• Xả ấn hội tổ lên trên đầu để khỏi đánh trúng các vong linh vô tình đứng gần.
• Đọc xong xá 3 xá.

THỈNH TỔ LỖ BAN :

(Nam mô vạn Pháp Lỗ Ban.
Nam mô Tiên sư Lỗ Ban.
Nam mô vần vận chuyển.
Nam mô thanh tịnh vận chuyển .
Chư Thần vãng lai trợ trì Đệ tử … – Tuổi …. luyện phép cứu nhân độ Thế.
Sâm ăn băn khoăn – Ba ra rơ tá – Bơ rơ bơ rơ mặc mặc – Cẩn thỉnh Thần minh bảo trì cấp cấp như luật lệnh.) – 3 lần.
• Trong khi đọc Quán tưởng BÙA LỖ BAN như trên.

CHÚ KHAI QUANG – ĐIỂM NHÃN .

Lấy một thau nước sạch – Lấy bông xé bỏ vào và xịt thêm dầu thơm.
Nhúng ông Địa hay Thần Tài vào tắm. Sau đó lấy dẻ lau khô rồi để trên Đạo tràng. Cúng nhang, nến, nước lạnh cho tượng Phật hay rượu cho tượng Thần.
Bắt ấn Tý và đọc chú khai quan

Cách bắt (kiết) ấn Tý


CHÚ KHAI QUANG :

Phụng thỉnh Thổ Địa chi Thần
Hoặc – Phụng thỉnh Tài Thần.
Giáng hạ tại vị chứng minh –Kim vì ấn chú tên là ….Tuổi… Phát Tâm phụng thờ cốt vị. Xin ngài giáng hạ nhập vô – Hồn nhãn nhập nhãn – Hồn nhĩ nhập nhĩ – Hồn tâm nhập tâm – 
Túc bộ khai quờn –Tâm can, tì phế, thận – Cấp cấp linh linh.
Sau đó cầm ba cây nhang chỉ vào từng chỗ mà đọc :
Điểm nhãn nhãn thông minh .
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.
Khi quán tường tập luyện nhìn đèn cầy, nhìn nhang sao cho lá Bùa lọt toàn bộ vào trong ánh lửa. Khi luyện phép xong phải nói 3 lần : Tống Thần –Tống Thần – Tống Thần.

MỘT SỐ LÁ PHÙ CẦU TÀI

(có thể bỏ vào tượng hay dán trên bàn thờ).


Cách làm như trên thuộc phái Lỗ Ban của Đạo Tiên Gia. Còn theo Mật Tông thì sau khi đọc xong nghi quỹ của bổn tôn, các bạn chỉ cần trì 21 biến của BẠCH Y THẦN CHÚ, LỤC TỰ MINH CHÚ HAY CHUẨN ĐỀ… vào tượng. Sau cùng là hồi hướng cho các chư vị Thần là xong.

Trên đây là những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Ông Địa – Thần Tài . Những điều đó chỉ giúp các bạn có khái niệm và những việc cần phải làm khi lập bàn thờ. Khi lập bàn thờ nên nhờ các vị có chuyên môn cao, đức hạnh trọng làm cho thì bàn thờ mới được linh nghiệm, đủ sức giúp cho thân chủ làm ăn phát đạt. Và điều sau cùng chúng tôi muốn nhắn nhủ các bạn : “CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ HƯỞNG”, tu thân, tích đức mới là mọi nguồn suối của hạnh phúc.

Giải thích thêm thông tin

Bát nhang, Thần Tài – Ông Địa, ông Cóc trước khi đem thờ cúng bắt buộc phải qua công đoạn Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang). Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Như vậy việc Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang) là làm tăng Linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng.

tìm hiểu về bốc bát hương


Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm “Phép Trấn Thần” vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm (Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phật – Tiên – Thánh – Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng).

Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). 

Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp.

Vấn đề Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang), có nhiều ý kiến, chúng tôi xin ghi lại cho các bạn một số tài liệu để tham khảo
“Khai: mở ra, mở đầu, mở mang, bắt đầu.
Quang: sáng.
Khai Quang : là lễ dâng cúng Đức Phật (Khai Quang còn có nghĩa là Lễ Điểm Nhãn cho tượng Thần, Phật. Cũng có một số quan niệm hòa đồng cùng lễ Hô Thần Nhập Tượng ).
Điểm Nhãn : là lễ vẽ con mắt Phật.
Tóm lại, Khai Quang là khai mắt cho tượng Phật. Khi vẽ xong 1 tượng Phật, khi tạo xong một cốt Phật, trước khi thờ phượng, người ta làm lễ, niệm kinh, đọc Chú và điểm vào cặp mắt Phật, ấy là lễ Khai Quang. Cũng gọi là lễ Khai Quang Điểm Nhãn (Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang Điểm Nhãn cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật).

Vấn đề Khai Quang Điểm Nhãn:

” Khai Quang ” và ” Điểm Nhãn ” là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt với nhau trong một Nghi Thức Phật Giáo.

1. Điểm Nhãn : 
Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì “Điểm Nhãn” không hề dính líu gì đến Nghi Thức Phật Giáo mà phát xuất từ giới họa sĩ của Trung Quốc thời xưa. Họ quan niệm rằng trong những bức tranh vẽ về người hay thú vật, tài nghệ của người họa sĩ được thể hiện qua việc vẽ con mắt. Họa sĩ chân tài thì vẽ con mắt có “Thần”, làm cho bức tranh linh hoạt, sống động, y như thật. Thế nên trong một họa phẩm, con mắt thường được vẽ cuối cùng và nếu như người họa sĩ này tôn trọng một bậc họa sư nào đó trong vùng thì cố thỉnh mời cho được vị này đến để “Điểm Nhãn” , tức là hoàn thành nét vẽ cuối cùng của bức tranh : con mắt.

Hình minh họa

Việc này lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Quốc :
– “Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng (Điểm Nhãn) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt.
Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ” (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương).

Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng : Trước khi ” Khai Trương ” một con Lân mới, họ phải làm lễ “Khai Quang Điểm Tinh” tức là “Điểm Mắt Cho Lân” (Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ “Tinh Điểm Khai Quang” trước khi đem biểu diễn.

Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân – Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức “Khai Quang Điểm Nhãn” với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân – Rồng mới “sống dậy” và múa được; Khi Lân – Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để “trả lại cho Trời”… Như vậy việc “Điểm Nhãn” là như thế.

2. Khai Quang :
Khai Quang theo như chúng tôi được biết là một phần nằm trong Nghi Lễ An Vị Phật. Một số Phật tử khi mới thiết lập bàn thờ Phật trong gia đình, hay khi thỉnh tôn tượng của Phật hay Bồ Tát về thờ, thường mời quý Thầy đến làm lễ an vị Phật, trong đó có Nghi Thức Khai Quang. Cũng có khi Phật tử mang những tôn tượng này đến Chùa để nhờ 1 vị Thầy Khai Quang dùm.

Hình minh họa

Nghi Thức này bao gồm các điểm chính yếu như sau : Vị Thầy dùng cái Kính đàn (Tức là kính soi mặt mới mua về chưa có ai soi vào đó ), 1 chén nước và 3 nén hương. Tôn tượng đó được phủ bằng 1 tấm vải vàng, sẽ được vị Thầy chủ lễ vừa đọc kinh vừa từ từ kéo ra và làm những công việc cụ thể như chiếu kính vào bức tượng, rảy nước… đồng thời vừa đọc Chú vừa lấy tay vẽ chữ “Án” (OM) bằng tiếng Phạn (Theo người Atlantis : Thượng Ðế là đấng tối cao, ít khi được nói đến tên, mà chỉ tôn xưng là Ngài. Khi cần cầu đến Thượng Ðế thì chúm môi lại tròn như chữ o và phát âm thanh “o” để chỉ mặt trời, và ngậm miệng lại phát âm thanh “om” (Nhiều câu chú trong kinh Phật có chữ “Ôm”, ta thường đọc là “Úm” hoặc “Án”). Nếu được như thế thì đó là căn nguyên của tiếng “Om” trong khi thiền vậy).
Nghi thức “Khai Quang” tựu chung là như vậy và quý Thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông của VN đều sử dụng Nghi thức này nếu có yêu cầu của Phật tử. 


T.D

0 nhận xét:

Đăng nhận xét