Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Ngày Rằm Mồng Một Nên Cúng Gì

Ngày rằm mồng một cúng gì hàng tháng hay đặc biệt hơn nữa là ngày rằm tháng giêng bạn đã hiểu rõ được nên cúng gì vào ngày này cho đúng lễ chưa? Hôm nay Thờ Cúng Tất Dạ sẽ tiếp tục cung cấp thêm thông tin bổ ích và chi tiết về việc thờ cúng ngày này sao cho phải lễ.

Ngày rằm nên cúng gì

Bài viết được chia làm 3 phần cho ngươi xem đễ theo dõi:
  1. Cúng lễ ngày rằm tháng giêng
  2. Cúng lễ ngày rằm, mồng một hàng tháng
  3. Cách khấn vái lễ cúng ngày rằm (14,15), mồng 1
                        Ý nghĩa của việc thắp hượng

Lễ cúng ngày rằm tháng giêng.


Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất gồm những gì đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi từ lâu, quan niệm dân gian của người Việt đã cho rằng, "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Tinh thần đó cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy mà vào ngày lễ này, các gia đình thường rất cẩn thận trong việc sắm lễ cúng.

Tuy nhiên, không phải cứ mâm cỗ cúng thật nhiều của ngon vật là, sum xuê hoa quả là một mâm cúng giúp mang lại lộc lá cho mỗi gia đình vào dịp này. Có những món đồ nhất định phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng.

Mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
4 bát gồm: bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Bạn không cần dùng bát tô to mà chỉ nên cho vào những chiếc bát vừa phải để làm cúng gia tiên.
6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối (có thể dùng dưa hành), xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
Cúng ngày 14,15 và mồng 1

Đồ lễ khác gồm:
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu, thuốc lá
  • Vàng mã
  • Hương
  • Đèn nến

Mâm cỗ cúng Phật

Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa.

Cúng ban thờ phật ngày rằm

Bao gồm các món sau đây:
  • Chè xôi
  • Hoa quả
  • Các món từ đậu tương
  • Canh, món xào không thêm nhiều hương liệu, nhất là không được cho hạt tiêu
  • Bánh trôi nước

Trên đây là các món chính cần có trong mâm cỗ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng. Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Trong quan niệm của nhân dân ta, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên và cúng Phật thật chu đáo nêu trên, các gia đình cũng nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ, tức 12 giờ trưa. Đây là lúc Phật hiển linh nên mọi người sẽ “cầu được ước thấy” thay sự duy tâm của người Việt ta.

Lễ cúng ngày rằm, mồng 1 hàng tháng

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Cách khấn vái lễ cúng ngày rằm (14,15), mồng 1


Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là ........
Ngụ tại .................. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!


T.D

Related Posts:

  • Ý Nghĩa Thắp 3 Nén HươngBài viết chia sẻ thêm cùng với tổng hợp một các thông tin hay và ý nghĩa việc thắp 3 nén hương (3 cây nhang) hay nhiều hơn 3 nén hương và lạy 3 lạy. Thật sự về quan niệm tôn giáo và tín ngưỡng không bên nào là đúng tuyệt đối … Read More
  • Cách Đặt & Bày Trí Ban Thờ Thần Tài Ban thờ thần tài dường như đã là một yếu tố không thể thiếu đối với bắt cứ ai có nhà để cư ngụ và cầu mong nhà mình sẽ được phù hộ được nhiều tài lộc vào nhà. Nhưng bạn có thật sự đã hiểu rõ đươc cách đặt và bày trí ban thờ … Read More
  • Ý Nghĩa Của Việc Thấp Hương Từ nhiều đời nay Ý nghĩa của việc thấp hương không quá nhiều người tìm hiểu và để ý đến. Cũng giống như con người chúng ta thường hay tìm về nguồn gốc của mình ông bà tổ tiên của mình, tìm về nhằm mục đích là để tưởng nhớ cô… Read More
  • Tết Trung Thu Nên Cúng Gì? Tết Trung Thu (tết trông trăng, tết nguyên tiêu) là một ngày lễ không thể nào quên được khi chúng ta còn nhỏ, nào là rước đèn đón Trung Thu, nào là nghe những câu chuyện kể về chị Hằng, chú Cuội. Nhưng khi xưa lúc chúng ta m… Read More
  • Lễ Vu Lan Nên Cúng Gì? & Văn Khấn Lễ Vu Lan nên cúng gì và văn khấn sao cho đúng liệu bạn đã biết về nó và nếu như bạn đang muốn tìm hiểu quan tâm để này rằm tháng 7 lễ cúng Vu Lan cũng sắp tới thì đây thật sự là một tài liệu rất hữu ích giúp giải đáp những … Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét