Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hay người Việt Nam chúng ta thuộc lòng nó một cái tên khác nữa là "tết diệt trừ sâu bọ" và vì sao nó có những tên gọi lạ tai này thì Thờ Cúng Tất Dạ xin cung cấp sơ quan thông tin cho người đọc dễ hình dung:
- Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
- Tết diệt trừ sâu bọ được có cái tên như vậy là do bà con thời xưa bị sâu bọ phá hoại mùa màng và có một vị thần tiên đến giúp và bày cách cho bà con bày trừ sâu bọ và bà con tưởng nhớ việc này và đặt tên cho ngày này là tết diệt trừ sâu bọ.
Cúng tết đoan ngọ những gì |
Đến đây chắc hẵn bạn đọc đã phần nào hiểu được ý nghĩa cơ bản của ngày tết đoan ngọ. Vậy thì bạn có biết rằng ngày lễ này để cảm tạ sự giúp đỡ đó người dân đã cúng kiến những gì mà được lưu truyền qua nhiều thế hệ về sau.
Nội dung bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn cho thắc mắc của bạn đọc:
- Nên cúng gì vào ngày tết đoan ngọ
- Bài văn khấn tết đoan ngọ
- Sơ lược lịch sử về ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5
Nên cúng gì vào ngày tết đoan ngọ
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan ngọ gồm có:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước
- Rượu nếp (cơm rượu) (xem cách làm rượu nếp tại đây )
- Các loại trái cây như: mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu...
- Bánh ú tro (Xem cách làm bánh ú tro tại đây )
- Thịt vịt (Xem công thức làm các món vịt cho ngày tết Đoan Ngọ tại đây)
- Xôi chè
- Rượu nếp (cơm rượu) là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết Đoan ngọ.
Cúng gì ngày mùng 5 tháng 5 |
Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
>> Xem thêm: Lễ cúng dỗ tổ Hùng Vương gồm những gì
Bài văn khấn tết đoan ngọ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo (cha), Hiển tỷ (mẹ), chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo (ông), Tổ tỷ (bà)).Tín chủ chúng con là: ……………………Ngụ tại: ……………Hôm nay là ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Sơ lược về lịch sử tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.
Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
T.D
.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét