Khói Hương Nhan Trầm Hình Xoắn Ốc

Hương trầm tỏa ngát mang theo lời khấn nguyện chân thành của con cháu đến với ông bà và cầu mong đón được nhiều phước phần.

Ban Thờ Gia Tiên

Nơi con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên người đã có công dưỡng dục đấng sinh thành,biết ơn nguồn cội công ơn dượng dục sinh thành.

Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa

Người làm kinh doanh rất cung kính thờ phượng các vị thần này vì họ tin vào một điều rằng các đáng thần linh sẽ giúp đỡ và phù hộ cho công việc kinh doanh của họ được suôn sẻ.

Mâm Ngũ Quả Cúng Tổ Tiên

Mâm ngũ quả dâng lên cúng ông bà tổ tiên với ý niệm rằng những vật phẩm ngon và tốt nhất dâng lên cúng kiến ông bà bằng cái tâm long thành của con cháu.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

“CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm

Lại là một tựa đề gây tranh cãi khi tôi đã cho xuất bản viết có tên (BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng , nay lại tiếp tục cho xuất bản bài viết tiếp theo về việc “CHỐNG VỠ” Tròn Mắt Với Đồ Thờ Bằng Gốm. Thoạt đầu nghe có vẻ giống như các loại bảo hiểm rơi vỡ của các thiết bị điện tử của Thế Giới Di Động hay Viễn Thông A, NHƯNG lại khác hoàn toàn đấy bạn đọc à.



Đây không phải là một cú lừa tiếp theo đâu nhưng nếu bạn đọc hết được bài viết này, bạn có thể còn mua cho mình một bộ đồ thờ cúng bằng gốm sứ cũng không chừng và mang về vì nó có đặc tính “CHỐNG VỠ”.

Nhắc tới các loại đồ thờ cúng bằng gốm sứ này chắc thương hiệu xuất hiện trong đầu của bạn là gốm Bát Tràng và có lẽ là không ai trong chúng ta chưa 1 lần nghe qua thương hiệu này và những năm gần đây có một thương hiệu nữa cũng nổi lên là thương hiệu gốm sứ Minh Long.

Nhưng trong bài viết này tôi cùng các bạn sẽ trải nghiệm chủ yếu là gốm sứ Bát Tràng, dưới đây là một số hình ảnh gốm sứ Bát Tràng mà chúng tôi nhá hàng đến các bạn đây, và luôn tiện xem xong mấy tấm hình này thì tôi sẽ bắt đầu trước 1 số thông tin cơ bản về làng nghề này cho các bạn được nắm rõ.

>> Xem Thêm: [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

“Làng gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Đầy đủ ý nghĩa và xúc tích chắc nhiều bạn lại nghĩ rằng thông tin đến đây là đã đủ rồi nhưng khoang đã nhé. Vì phần tiếp theo dưới đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc “CHỐNG VỠ” của đồ thờ bằng gốm.

Trước tiên, để hiểu tại sao tôi dùng 2 từ CHỐNG VỠ này mời bạn đọc cùng tôi lướt qua thông tin về các loại mem gốm hiện có và quy trình sản xuất công phu ra sao. Đi Thôi…

Kể ra thì bạn sẽ tròn xoe mắt ngay vì trước giờ chúng ta nghe đến gốm sứ bát tràng thì cứ nghĩ rằng chắc sẽ có các màu cổ điển là màu xanh dương và họa tiết trên đó thôi. Nhưng điều khiến bạn thêm há hốc mồm là không chỉ vậy gốm Bát Tràng ngày nay còn cho thêm 2 dòng sản phẩm mới nữa đó là:
Bộ đồ thờ men xanh truyền thống

Bồ đồ thờ men rạn cổ

Bộ đồ thờ men nhũ vàng

Đấy thấy chưa thông qua hình ảnh bạn cũng có thể thấy độ tinh xảo do bàn tay người nghệ thổi hồn vào như thế nào (nói hơi quá).

Do vậy tin vui cho người mua, hay là muốn kinh doanh gốm sứ có cơ hội phát triển, cùng với đó các nghệ nhân cũng có thêm dịp để trổ tài trong việc sản xuất ra những sản phẩm độc lạ. Hiện nay nhiều công ty gốm sứ tư nhân mọc lên, theo tôi không phải vì theo phong trào mà do nhu cầu của người mua lớn nên phải kịp lúc đáp ứng được nhu cầu của họ.

Kèm theo với đó bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các nơi làm ra gốm sứ Bát Tràng họ nhờ kinh nghiệm và độ nhạy bén trong thị trường đã tự thành lập nên các công ty gốm sứ bát tràng, và vẫn giữ được chất lượng tốt để tung ra ngoài thị trường đấy là một điều đáng mừng cho ngành gốm của Việt Nam ta.

Hơn nữa ban đầu các nơi kinh doanh đồ thờ cúng cũng e dè vì chất lượng cũng như sự DỄ VỠ của gốm sứ nên ít bán sản phẩm này riêng lẻ và thường bán chung với các sản phẩm khác như đồ đồng, đồ gỗ. Tuy nhiên do càng ngày càng cải tiến về công nghệ kèm theo mẫu mã nên các cửa hàng gốm sứ chỉ chuyên bán các sản phẩm này ra đời và đến đây thì bạn cũng đã hiểu được độ phổ biến của nó không chỉ ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, mà giờ còn lan ra những nơi khác như Bình Dương, Hải Phòng,...

Tới đây chỉ còn phần quy trình nữa thôi thì các bạn sẽ được chúng tôi lý giải việc “CHỐNG VỠ” của đồ gốm rồi nhé:
Về quy trình làm gốm bát tràng thì hỡi ôi cực kỳ tĩ mĩ và khó khăn nên cũng chẵn trách sao sản phẩm ra thị trường có những sản phẩm lại mạng giá trị cao đến thế. Và cũng nhờ vào tiếp thu công nghệ sản xuất gốm tiên tiến gốm sứ của chúng ta cũng không kém cạnh gì các sản phẩm cao cấp khác.

Do quy trình quá dài và chi tiết các bạn có thể xem tại đây để nắm thông tin và hiểu rõ hơn về làng nghề nổi danh này nhé.

Rồi điều mong chờ cuối cùng cũng đã đến việc giải thích 2 từ sốc và mập mờ trên tiêu đề.
Tôi cá là bạn đã xem qua hình ảnh của gốm sứ Bát Tràng và mắt tròn mắt dẹt khi thấy nó, và những thông tin về quy trình sản phẩm được sản xuất công phu ra sao ==> Cho nên điều đầu tiên là bạn sẽ khao khát để sỡ hữu nó dù cho là 1 món nhỏ trong các bộ trên, tiếp đến là do giá thành để bạn sở hữu một bộ đẹp mê mắt cũng không rẻ tí nào (Tiền nào của đó thôi).

ĐÂY dựa vào 2 yếu tố trên thôi bạn đã nâng niu sản phẩm này quá kỹ lưỡng rồi và do sự nâng niu ấy mà dẫn đến việc bản thân bạn sẽ “CHỐNG VỠ” cho sản phẩm của bạn (ở đây chúng tôi lấy ý nghĩa 2 từ CHỐNG VỠ là bảo quản cẩn thận) thấy chưa chúng tôi đã chỉ ra cách CHỐNG VỠ cho sản phẩm của bạn rồi đấy.
Nói đông nói tây cũng nhiều rồi xin giới thiệu thêm thông tin về 1 bộ hoàn chỉnh gồm những gì:
  1. Bát cắm hương      
  2. Chân đế bát hương ( Bằng sứ hoặc bằng gỗ)   
  3. Ống cắm hương 
  4. Đĩa đựng hoa quả, đồ thờ cúng ( hay còn được gọi là mâm đựng ngũ quả)
  5. Nậm đựng rượu cúng  
  6. Kỷ chén thờ cúng
  7. Đèn thờ cúng
  8. Cây cắm nến thờ cúng
  9. Bộ bát thờ cúng ( 10 chiếc)
  10. Bộ ấm chén cúng mini
  11. Lọ cắm hoa ( Kích thước lớn - Kích thước trung bình - Kích thước nhỏ)
  12. Bộ đũa xòe hình quạt
  13. Bộ ba chum rượu ( Đựng muối - Đựng gạo - Đựng nước)
  14. Đốt trầm hương
  15. Bộ đỉnh hạc thờ cúng


Đây là một bộ hoàn chỉnh, mà để mua được hết nhiêu đây cũng phải cân nhắc rất kỹ, theo chúng tôi nghĩ nếu bạn muốn mua những vật phẩm gốm này để thờ cúng thì nên mua từng lần nếu không có đủ tiền ngay. Và người bán cũng hiểu được và họ cũng sẽ hỗ trợ và bán cho bạn những vật phẩm riêng lẻ (CHÚ Ý rằng nếu bạn mua nến thì mua 1 bộ, hay là đôi hạc chứ phần này không ai bán lẻ ra đâu nhé).

Để thỏa mãn thêm về lượng thông tin cho bạn đọc chắc bạn cũng sẽ chợt nãy ra trong đầu 1 câu hỏi và “Mua gốm sứ bát tràng ở đâu” hay “địa chỉ bán gốm Bát Tràng” gần nơi bạn sinh sống như TPHCM hay là Hà Nội. HOẶC bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để trao đổi tư vấn thêm hay có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho bạn đọc kịp thời nhất:
- Gốm Sứ Thành Tâm
- Gốm Sứ Lợi An
- Bát Tràng Mỹ Nghệ


Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.
Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

(BỊ ẾM) & Sự Thật Của Đồ Thờ Bằng Đồng

Nhìn thấy 2 từ (BỊ ẾM) chắc bạn không khỏi ngạc nhiên về thực hư của chuyện này là như thế nào, không chừng chúng tôi lại hứng được vài khối gạch đá để về xây nên một cái biệt thự cũng nên.

Đồ thờ cúng bằng đồng

Do đó bạn đang cố gắng xem xem nội dung trong bài viết này sẽ cho bạn biết được sự thật gì mà khiến cho các bạn phải quan tâm đến việc đồ thờ cúng bằng đồng bị ếm như thế nào và liệu bài viết này có lừa các bạn không.

Mục đích của chúng tôi tìm hiểu và đưa ra nội dung bài viết này và cái tiêu đề gây tò mò thế kia xin đính chính lại là không phải để dìm hàng những làng nghề làm đồ đồng và các người kinh doanh đồ đồng chân chính. Mà đôi khi có một số lý do sâu xa dẫn đến cạnh tranh không công bằng và lành mạnh.
Trước tiên để đồng hành cùng bạn đọc lý giải từ (BỊ ẾM) của đồ thờ bằng đồng. Thứ nhất chúng ta nên tìm hiểu qua xem đồ đồng có bao nhiêu loại có các nhà sản xuất đồ đồng nào có tiếng và tiếp theo là từ đó sẽ dần dần xuất hiện việc ẾM các đồ đồng này từ công đoạn nào và biết đâu được cung cấp thêm thông tin để biết được mua đồ cúng ở đâu rẻ không chừng. Bắt đầu vào câu chuyện thôi nào:

Nói như một số thông tin chúng ta có thể tìm kiếm được trên mạng như: “hiện nay đồ đồng…; Ngày này đồ đồng …” có vẻ khiến bạn chán ngán khi lúc nào cũng phải đọc những điều tương tự này.
Chúng tôi trả lời cho bạn luôn là “ Tại sao lại nên chọn các loại đồ thờ cúng được làm bằng đồng” Vì đơn giản là nó bền và được sử dụng rất lâu có khi sử sụng kỹ lưỡng lên tới hàng trăm năm không chừng, bạn chỉ cần bỏ tiền 1 lần (nhớ là phù hợp với túi tiền hiện tại) mà có thể sử dụng một sản phẩm sử dụng thờ được lâu và nếu có thấy cũ cũ đi đánh bóng 1 phát là mới lại ngay.
Đồ thờ cúng bằng đồng tại TPHCM


Có một chia sẻ của một vị khách nữ sinh sống và làm việc tại TPHCM  rằng: ban đầu chon mua đồ thờ cúng bằng đồng rồi nhưng lúc đó tiếc tiền mặc dù trong túi vẫn đủ chi trả và cố gắn tìm xem nơi bán đồ thờ bằng đồng giá rẻ tại TPHCM để mua cho tiết kiệm. Ưng ý lúc mua được đồ rẻ mà ai ngờ đâu khi chị mạng về nhà đặt thờ trên ban thờ tổ tiên thì chưa tới 5 năm thì nó lại bắt đầu hang gỉ, bong tróc, nên phải 1 lần nữa đi mua 1 bộ đồ thờ cúng bằng đồng mới mà điều quan trọng là bộ đồ thờ cúng bằng đồng đang thờ bị hư như thế không dám đem vứt đi vì nói là nó có liên quan đến các vấn đề tâm linh nên vứt đi rồi sợ gặp nhiều chuyện chẳng lành.

Đấy các bạn thấy đấy 1 câu quen thuộc là “Tiền nào của đó thôi”.
Chắc câu hỏi của bạn cho chúng tôi rằng vậy đồ thờ cúng bằng đồng thì tràng lan nên chọn nhãn hàng nào bây giờ trong khi đó các bạn lại chưa có nhiều kiến thức về mặt hàng này?

>> Xem thêm: [2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

Một vài ví dụ trước tiên như các đơn vị bán đồ thờ cúng bằng đồng dapha, đồ thờ cúng bằng đồng Đại Bát hay các bạn có thể mua đồ thờ cúng bằng đồng ở các làng nghề uy tín làng Tống Xá- Nam Định, Ngũ Xá-Hà Nội, Đồng Xâm-Thái Bình…

Về kinh nghiệm mua đồ thờ cúng bằng đồng có 2 bộ đồ thờ bằng đồng:

Bộ tam sự (đỉnh + đôi hạc hoặc đôi chân nến)

Bộ ngũ sự (đỉnh + đôi hạc + đôi chân nến)

Nên chọn mua 1 trong 2 bộ này trước rồi mua các món đồ khác sau. Vì đa số kích thước các món đồ thờ khác sẽ căn cứ vào kích thước của đỉnh đồng để lấy làm chuẩn cho nên nếu mua các món đồ thờ khác trước sẽ rất dễ không đồng bộ.

Trên bàn thờ phải bố trí sao cho đủ ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (đồ thờ bằng đồng là hành Kim, Mộc là hoa tươi, Thủy là nước trong bình hoa hoặc trong đài, bình rượu, Hỏa là nến, đèn, còn Thổ là đất, cát trong bộ đồ thờ, là tro cốt trong bát hương).
Đồ thờ quan trọng nhất trên bàn thờ có thể nói đến là bát hương, đây là cửa ngõ tâm linh giao tiếp giữa hai cõi âm dương nên khi chọn và bốc bát hương phải hết sức cẩn thận. Mệnh của người chủ gia đình nếu là mệnh Mộc thì không nên dùng bát hương bằng đồng vì bát hương đồng mang hành Kim, Kim khắc Mộc.
Đây là phần gần như giải nghĩa 2 từ (BỊ ẾM)
Trước tiên chúng ta nên biết rằng những nhóm cung cấp đồ thờ cúng trên thị trường có nhiều ý kiến cho rằng 3 nhóm, nhưng theo thông tin thu thập của chúng tôi thì được chia làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm 1: là các làng nghề sản xuất ra các bộ đồ thờ cúng bằng đồng được bán trên thị trường hiện nay và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đồ thờ bằng đồng lâu năm họ tự mở ra các xưởng sản xuất đồ đồng nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường nhất vì họ là nhóm nắm được nhu cầu khách hàng cao nhất.
  • Nhóm 2: là các loại đồ thờ cúng bằng đồng Đài Loan, được nhập sang Việt Nam (đây là sản phẩm mà tôi nhắc đến 2 từ BỊ ẾM) bạn khoang kết luận vội khi đọc đến đây vì đồ Đài Loan thì chất lượng có thể tạm gọi là không bằng các sản phẩm từ các làng nghề đồng NHƯNG sản phẩm của đồ Đài Loan vô cùng đa dạng và mẫu mã thiết kế đẹp mắt và do sản xuất bằng quy trình máy móc cho nên giá thành cũng không cao bằng đồ đồng làm từ các làng nghề thủ công. 
  • Và điều tôi nói BỊ ẾM ở đây là sao thì có 1 lần tôi được 1 người bạn làm trong nghề kể lại rằng : anh ấy có lần đi lấy hàng bên Đài Loan và do là đối tác quen và làm việc lâu nên người đó chia sẽ rằng đồ bên Đài Loan nhập qua có những sản phẩm đã BỊ ẾM mục đích cụ thể thì chính tôi cũng không rõ là gì nhưng bạn cũng đủ tỉnh táo để suy nghĩ về việc này. Một điều tối QUAN TRỌNG tôi muốn nhắc lại rằng không phải hàng ngoại không tốt để các bạn ủng hộ hàng nội địa nhưng nếu bạn đã quyết đinh mua hàng, những vật phẩm thờ cúng này nên biết về nguồn gốc xuất xứ và cũng nên nghe tư vấn từ các người có kinh nghiệm.

Như có hứa với bạn đọc ở đầu bài thì ở trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn các địa điểm mua đồ thờ cúng bằng đồng tốt hiện nay. Lưu ý đây là thông tin chúng tôi đưa ra dựa trên khảo sát thị trường của chúng tôi nên nếu các bạn có bang khoảng nghi ngờ xin liên hệ trực tiếp các đơn vị đó HOẶC liên hệ với CHÚNG TÔI để tiện trao đổi với các bạn.

  • Đồ đồng Ý Yên
  • Đồ đồng Tâm Phát
  • Đồ đồng Hoàng Gia


Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.
Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

[2 Sự Thật Thú Vị] Về Đồ Thờ Cúng Bằng Gỗ

Bạn chọn đọc bài viết này thì có nghĩa là trong bạn đang lưỡng lự không biết có nên chọn đồ thờ cúng bằng gỗ không hay các loại đồ thờ cúng bằng đồng hay bằng gốm sứ. Và càng đi sâu vô tìm hiểu thì càng hoang mang không biết là nên chọn bộ đồ thờ nào cho tốt vì nó gồm 2 loại chính là đồ thờ gỗ mít, đồ thờ gỗ hương đúng không? chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn tháo gỡ các yếu tố gây nghi ngờ này trong đầu của các bạn.
Đồ thờ cúng bằng gỗ


Đi sâu một chút xíu vào đời tư của bạn thì nếu như bạn là những cư dân sống tại các đô thị lớn thì không biết tìm mua ở đâu cho uy tín lấy ví dụ như: bạn sống ở TPHCM thì câu hỏi đầu tiên đặt ra trong đầu khi muốn mua là “đồ thờ cúng bằng gỗ TPHCM cửa hàng nào bán tốt nhất ta?, giá cả rẻ nhất ta?” để trả lời cho những câu hỏi hóc búa này thì chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn một số gợi ý hưu ích cho sự lựa chọn của bạn.

[Sự Thật Thứ 1] Một đặc điểm dễ nhận diện nhất của 2 loại gỗ thông dụng của bộ đồ thờ bằng gỗ mít, hay bộ đồ thờ bằng gỗ hương , bằng mắt chúng ta cũng có thể thấy:

  • Gỗ hương thì sắc đỏ và màu sậm màu
  • Gỗ mít thì sắc vàng và màu nhạt
Đồ thờ cúng bằng gỗ mít

Đồ thờ cúng bằng gỗ hương

Có lẽ những đặc điểm nhận diện cơ bản này phần nào giúp cho bạn biết khi e dè rằng bản thân không biết nhận diện cách phân biệt từng loại gỗ.
Giờ là lúc đào sau thêm một tí về công dụng của các loại gỗ này đây. Let’s go!
[Sự Thật Thứ 2] Có lẽ khi tìm hiểu thông tin về các loại gỗ để làm đồ thờ cúng thì bạn cũng có biết qua về công dụng của các loại gỗ này như:

  • Gỗ mít không mối mọt gặm, có mùi thơm dễ chịu. Đồng thời cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào. 
  • Do cây mít cho trái rất sai (bạn cũng biết mít tố nữ ^^.), quả ra từ gốc đến ngọn chổ nào lú ra được trái là nơi đó xuất hiện ngay 1 trái mít, trong mỗi trái lại có thật là nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây mới và tiếp tục quá trình sai trái như cha ông của nó. Thế nên cây mít tượng trưng cho nhiều thứ cát lành và được sử dụng rộng rãi để làm đồ thờ cúng
  • Nói khá là nhiều về gỗ mít rồi vậy còn gỗ hương thì sao? Có tốt không và không được nhắc đến?.
  • Với gỗ hương thì không mang nhiều ý nghĩa có trái sai, rồi nhiều thứ tốt đẹp khác nhưng không phải là nó xấu mà chúng tôi không nhắc đến. Chúng ta đâu đó cũng có nghe qua là gỗ hương là một trong những chất liệu tốt và quý cho nên gỗ hương thường được làm các món đồ thờ cúng bằng gỗ cao cấp vì thế cho nên đối tượng khách hàng sử dụng các món đồ này cũng kén người sử dụng hơn. Bạn có thể tham khảo . Bài viết giá mua bán đồ thờ cúng để nắm được thông tin thị trường cũng như giá của mặt hàng giá như thế nào ra làm sao.

>> Xem thêm: Cách đặt ban thờ thần tài thổ địa

Vậy bạn đọc đã cơ bản tìm ra được các loại đồ gỗ nào thường dùng làm các loại đồ thờ cúng, và đặc điêm của từng loại ra sao và yếu tố nào dẫn đến sản phẩm nào được lựa chọn nhiều hơn.



Đọc bài viết đến đây rồi nếu mà có muốn mua quá không biết nơi nào bán đồ thờ cúng bằng gỗ giá rẻ để nhanh tay tâu cho mình một bộ về nhà. Về quan điểm của chúng tôi (có hơi ba phải) tiền nào của đó các bạn sản phẩm nào cũng có ưu nhược điêm riêng của nó, cho nên đừng quá ham rẻ mà bạn mua phải những món đồ không tốt và hối tiếc.

Những đơn vị dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn đọc thông tin với một mục đích tham khảo, còn nếu như các bạn muốn biết được giá chính xác thì chỉ có 1 cách duy nhất là liên hệ với các đơn vị đó để tư vấn, bên cạnh đó chúng tôi cũng có thể tư vấn thêm cho bạn những thông tin cần thiết nếu như các bạn cần hỗ trợ (liên hệ với chúng tôi dưới bài viết)”:

  • Đồ thờ cúng Tài Lộc
  • Đồ gỗ Quân Tươi
  • Đồ gỗ An Phát
  • Đồ gỗ Phú Cường

Hy vọng bài viết mang lại thêm được nhiều thông tin và giá trị cho bạn đọc.

Mọi thông tin xin liên hệ
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Giá Mua Bán Đồ Thờ Cúng TPHCM

Bạn đang sống ở  khu đông dân cư và tìm mua đồ thờ cúng tại TPHCM, Hà Nội, hay là các thành phô khác trên cả nước, bạn đau đầu khi tìm mua cho ngôi nhà mới của mình một bộ đồ thờ cúng sao cho ưng ý nhất, giữa rừng thông tin trên mạng internet nhiều cửa hàng bán đồ thờ cúng nói rằng nơi của họ là bán đồ uy tín và chất lượng. Tôi chắc với bạn rằng càng đọc những thông tin đó thì bạn càng phân vân nhiều hơn.
Đồ thờ cúng tại TPHCM

Bài viết của chúng tôi dưới đây không cố gắn nhét thêm thông tin vào thị trường đông đúc thông tin như hiện nay. Nhưng với mục đích là giúp cho bạn đọc chỉ cần đọc được thông tin nội dung bài viết này sẽ bớt phân vân đắng đo khi lựa chọn.

Mua đồ thờ cúng ở đâu rẻ chắc đây là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu bạn khi mà bạn có nhu cầu đến món đồ này. Vì cũng dễ hiểu thôi đây là một cách bạn có thể lùng sục sao cho nơi nào bán rẻ phù hợp với túi tiền của bạn nhất.

Tiếp đến có lẽ không thể không nhắc đến giá cả các loại đồ cúng bằng đồng, bằng sứ, bằng gỗ như thế nào và hy vọng sao cho nó rẻ mà đẹp thể hiện được sự linh thiêng khi thờ phụng. Bạn đã cố gắng đọc đến đây rồi ráng thêm 1 chút nữa thôi bài viết này sẽ tiết lộ hết.
Tôi sẽ quay về cái cơ bản và chung nhất “Đồ thờ cúng là gì ?”.

Thật sự, đây là một câu hỏi cho khá nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Bạn là người theo tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên thì đây được gọi là đồ thờ cúng như bát nhan, ban thờ, các vị thần (tài, địa), lư hương… Còn nếu như bạn theo đạo phật thì đồ thờ cúng đây là các vật phẩm bên nhà phật, các đạo khác cũng có các loại vật phẩm thờ cúng khác nhau.
Đò thờ cúng bằng đồng

Vậy trong bài viết này tôi sẽ cố gắng đào sâu thông tin về đồ thờ cúng phổ biến nhất cho các bạn đọc nào theo tín nhưỡng thờ ông bà, thần (tài, địa).

Khoang đã, trước tiên bạn muốn mua đồ rẻ phù hợp với túi tiền thì phải cơ bản biết được mùa nào của các cửa hàng bán đồ thờ cùng tại tphcm, hà nội,… thời điểm nào của họ thì hàng bán chậm (tạm gọi là ế nhất) thì lúc đó bạn mua sẽ được nhiều ưu đãi, có thể giảm giá, có thể có nơi tặng kèm theo vật phẩm, nhiều đơn vị bán có nhiều các giữ chân khách hàng khác nhau.

Tôi có nghe thông tin chia sẽ từ một bạn bán hàng trong ngành có chia sẻ thì trước tiên các đồ thờ cúng này bán chạy nhất vào dịp tết bắt đầu sôi động từ tháng 11 dương lịch cho đến tận tháng 1 dương lịch. Thời điểm này là lượng khác hàng mua rất đông cho nên thời điểm này hút hàng và giá lên cao.
hình minh họa

Đồng thời với đó các sản phẩm mà ăn theo cho đồ thờ cúng vào dip này cũng được đẩy mạnh và phát triển tốt như: đèn cầy, nhang, giấy tiền,… Bạn có biết sản phẩm và các sản phẩm liên quan nào bán chạy nhất không? …
Đó chính là các sản phẩm về thần tài, thổ địa và ban thờ mới vì được biết có một số người quan niện rằng năm mới đổi ban thờ mới cho khang trang đẹp đẻ để đón thêm lộc vào nhà. 

>>Xem thêm: Bàn thờ thần tài gồm những gì
                        Lập ban thờ thần tài

Vậy là nhiều người đổ xô nhau đi hỏi và tìm mua bàn thờ ông địa ở đâu HCM, Hà Nội nơi nào bán giá tốt và uy tín.

Tiếp đến là chắc có lẽ bạn đang thắc mắc tôi đề cặp đến giá mà nãy giờ nói quá chừng không biết được là giá cả đồ thờ cúng là bao nhiêu?
Câu này thật sự không dễ trả lời một cách chính xác chút nào vì đôi khi nhiều người nói đồ thờ cũng mà giá rẽ rẽ xài được lâu là đồ gỗ nhưng thật chất đồ gỗ có những loại gỗ quý hiếm thì thôi nó đắc vô cùng cũng không thật sự là rẻ tí nào.

Thông tin được người bán cung cấp thì nhìn chung trong mặt bằng đồ thờ cúng thì đồ gỗ thì rẻ hơn đồ đồng và đồ gốm sứ. Đồ gỗ có nhiều người bảo rằng gỗ mít thì cũng tốt sử dụng lâu và tốt cho nên sản phẩm đồ thờ cúng bằng gỗ mít cũng được nhiều người chú ý đến.

Giá đồ thờ cúng bằng đồng, hay bằng gốm sứ thì không phải đắc đến mức cả chục mười mấy triệu chúng ta những người có hầu bao không nhiều mua không nổi. Thật sự các đồ này thì nó cũng có những món giá cũng rẻ và tốt nhưng tiền nào của đó thôi.

Tóm tắt bài viết lại thì có lẽ 2 điều chúng ta nên lưu ý nhất đó là:
Thứ nhất ,thời điểm lễ tết là đồ thờ cúng bán được nhiều (tạm gọi cháy hàng) chúng ta hạn chế mua nếu có chuẩn bị được thì nên mua trước đó vì đến cận ngày thì chúng ta không có nhiều lựa chọn có được các mặt hàng đẹp và giá tốt.
Thứ hai, theo thông tin cập nhật thực tế của chúng tôi thì đồ thờ bằng gỗ đôi khi mặt bằng giá của nó có thể thấp hơn các mặt hàng gốm sứ hay đồng, chúng tôi không khuyên các bạn nên mua các sản phẩm đắc tiền nhưng hãy mua sao cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của các bạn là được.


Mọi thông tin đóng góp cho chúng tôi xin vui lòng liên hệ, hoặc bạn đọc nào có nhu cầu mua đồ thờ cúng tại bình chánh cho chúng tôi xin thông tin để dễ dàng hỗ trợ:
Thờ Cúng Tất Dạ
https://thocungtatda.blogspot.com/
thocungtatda@gmail.com
0934 091 996


Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

4 Điều Quan Trọng Về Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa

Một điều chắc chắn rằng dù là nhà bạn có khá dã giàu có hay chưa giàu có đi chăng nữa thì ban thờ thần tài và thổ địa là một điều không thể thiếu. Và một điều có nữa có thể đang hiện hữu là có thể bạn vẫn chưa biết cách đặt ban thờ thổ địa ở trong nhà mình như thế nào cho đúng cách.

Bài viết sưu tầm từ những thông tin giá trị này sẽ giúp ích cho các bạn biết được các điều cơ bản nhất về cách đặt bàn thờ ông địa ở đâu? Bài vị thờ của thần tài và thổ địa được đặt như thế nào? Bài cúng lập bàn thờ thần tài, cách bày trí ban thờ.

Ban thờ Thần Tài Thổ Địa

Chắc nhiều lần bạn có đi du lịch hay đi đây đó và thấy được ban thờ thần tài, thổ địa của các nơi mà bạn đến, thấy chao ôi sao đẹp, nhìn cảm giác rất là sung túc và mong rằng trong một tương lai gần thì mình cũng sẽ ăn nên làm ra và bày biện sao cho đẹp và khoa học nhất. Thờ Cúng Tất Dạ nghĩ rằng để đạt được những mong ước đó trước tiên bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất như trong nội dung bài viết này, nào cùng khám phá nhé:
Để dễ theo dõi và chọn nội dung phù hợp bài viết được phân chia như sau:
1. Đặt ban thờ
2. Cách bài trí
3. Bài cúng
4. Hình ảnh của thần tài và thổ địa

1. Đặt ban thờ thần tài thổ địa

Đặt bàn thờ ông địa ở đâu? Trong nhà là một câu hỏi thường xuyên được đạt ra đối với các gia chủ vừa xây xong nhà, hay là các ngôi nhà muốn điều chỉnh lại hướng đặt ban thờ sao cho bản thân theo ý nghĩ tâm linh là được hưởng nhiều tài lộc vào nhà nhất.

Thần Tài - Ông Địa là 2 vị thần quen thuộc được mọi người dân thờ trong 1 cái ban thờ nhỏ (tùy kích thước gia chủ lựa chọn) và thường hay được đạt ở vị trí dươi mặt đất. Về mặt tủ thờ thì có rất nhiều loại tủ thờ như: tủ thờ bằng gỗ, tủ thờ ốp gạch men …    và vị trí phổ biến hay được đặt nhất của ban thờ là đặt ở đối diện của ra và vì có quan niệm cho rằng đặt ở vị trí này thì 2 ông có thể quan sát được hết các khách khứa ra vào nơi của chúng ta hằng ngày và cũng nhằm mục đích cai quản. 

ảnh ban thờ Thần Tài Thổ Địa

Phía trước ban thờ thì hướng ra ngoài của chính, còn lung ban thờ thì tựa vào tường thể hiện sự vững chắc cho tủ thờ (vì theo phong thủy thì ban thờ không được động và có nghĩa là không chắc chắn và lung lay), hơn nữa cũng mang tâm lý tạo sự vững chắc cho công việc kinh doanh. Bạn có biết không 2 vị thần này không phải người thờ cúng chỉ cúng trong các dịp lễ tết đặc biệt hơn thế 2 vị thần này còn được cúng kiến hàng ngày, chúng ta quan niệm rằng các gia đình làm ăn kinh doanh thì thờ các vị thần này và có cúng kiến chu đáo hàng ngày sẽ được các vị thần này phù hộ ban phước để luôn luôn làm ăn có lãi. 

Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Hằng ngày chúng ta thường hay cúng hoa quả cho 2 ông nhưng thật sự là hoa quả chỉ để cúng cho Thần Tài và Ông địa thì chúng ta thường hay cúng một điếu thuốc lá bên phía tay trái của Ông Địa và nhiều người còn cúng thêm lý cà phê.

2. Cách bày trí ban thờ Thần Tài và Thổ Địa

Để cách bài trí cho đúng cách thường hay được tính hướng bên phải, trái là được tính từ trong ban thờ tính ra. Ví dụ như chúng ta thường hay phân vân không biết nên đặt ông Thần Tài bên nào cho đúng, cách đặt đúng nhất là chúng ta sẽ đặt phía bên tay trái chúng ta thì nó đồng nghĩa với bên tai phải ban thờ từ trong ban nhìn ra bên còn lại thì chúng ta đặt ông địa.


Để nhắc đến trước tiên nhất thì chúng ta đặt bài vị thần tài thổ địa vào trước và được đặt tựa lưng vào ban thờ và thường hay có màu đỏ và ta sẽ thấy có chững viết bằng tiếng Việt hay tiếng Hoa bằng câu “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định.

Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. 
Và dựa trên nguyên tăc ” Đông Bình – Tây Quả ”, bên tay trái ta đặt bình hòa (và đôi khi có người bảo rằng bình hoa này tượng trưng cho sự bình an nên không được làm bể bình hoa) – và hoa được cắm trong ban thờ thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. bên tay phải tay phải chúng ta để đĩa trái cây - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Phía trước bát hương thì chúng ta Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.

Hiện nay có nhiều người đặt thêm nhiều các vật phẩm phong thủy lên ban thờ nhằm mục đích chiêu tài, tụ lộc như: Cóc Ba Chân, Tỳ Hưu, Bắp cải…
Bạn đọc có thể xem qua ý nghĩa cásc vật phẩm:
- Ý nghĩa của Cóc 3 Chân
- Ý nghĩa của Tỳ Hưu
- Ý nghĩa của Bắp Cải phong thủy
- Ý nghĩa của Long Quy

3. Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hằng ngày

Nam mô a di Đà Phật! (x3)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
– Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
– Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

4. Hinh ảnh ban thờ đẹp


Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt

Đọc được nội dung này chắc hẳn bạn đọc điều biết rằng là thông thường tràng hạt 18 và 108 hạt. Nhưng nếu tôi nói với bạn có con số 6 xuất hiện trong đấy bạn có tin không?

Chắc chắn là không rồi, có thể bạn nghĩ rằng tôi hâm và bịa đặt nhưng đây là điều có thật và số 6 này không những có ý nghĩa mà còn có ý nghĩa rất dữ dội và nội dung của nó như thế nào mời bạn đọc giành ra ít thời gian để đọc và tìm hiểu về ý nghĩa chuỗi hạt.

Ý nghĩa chuổi tràng hạt

Không những nội dung có những kiến thức mới khác và còn nhiều ý sâu xa của đạo phật chắc chắn bạn  sẽ tìm ra và hiểu hơn về nó. Và khi hiểu được rồi tôi cá rằng bạn chắc cũng muốn 1 lần thực hiện “ lần tràng hạt niệm nam mô phật” để trải niệm và có thời gian chiêm nghiệm về cuộc sống.

Theo thầy Thích Nhật Từ chia sẻ: “Niệm phật cần phải lần chuổi đó là một sự hỗ trợ để giúp cho hành giả dễ dàng đạt được chánh niệm (Theo tịnh độ tông – Đạt sự nhất tâm và bất loạn) và đây cũng là tinh hoa và là kết quả cao nhất của việc niệm phật.

Trong đó nhất tâm được định nghĩa là yếu tố ban đầu, và bất loạn là kết quả khi đạt được bất loạn thì chánh định đã đạt được, lên tới đỉnh cao của chánh đinh là tuệ giác. Do đó, tay lần tràng hạt đúng cách sẽ giúp cho chúng ta ý thức được sự xúc chạm qua các ngón tay với các hạt chuỗi và ý niệm của chúng ta đặt lên chuỗi dựa trên danh hiệu phật thì cùng lúc ấy ta không có cơ hội móng tâm,vong tưởng đến bất cứ thứ gì khác trên cuộc đời nhờ đó giá trị chân chính của chánh niệm được thiết lập. Tuy nhiên không phải nhất thiết phải có chuỗi mới niệm phật được chánh niệm.

Đây chỉ là một sự hỗ trợ, đối với một số cá nhân thì hỗ trợ đó là cần thiết và số khác thì lại không cần. Đặc biệt đối với những người mới phát tâm tu tập theo pháp môn, thì sự hỗ trợ này giúp cho tâm của mình đặt trên sự lần chuỗi với việc các ngón tay chúng ta lần chuỗi và sự chú tâm đó khiến cho chúng ta không nghĩ đến các vấn đề khác. Do đó giá trị của tràng hạt là giúp cho người thực hiện tạo ra điều kiện đạt được chánh niệm và nhất tâm bất loạn.
Số hạt chuỗi trong các xâu chuỗi thông thường ngắn là 18 và dài là 108 là dựa vào 3 con số 6 như là biểu tượng triết học phật giáo hình thành nên thế giới quan và nhân sinh quan của đạo phật.
Chuyện kể rằng: “ vào tuần lễ thứ 3 sau khi giác ngộ dưới cội vô thường bồ đề, đức phật được mô tả đã đi 18 bước trong vòng 7 ngày liên tục”. Trong đó, 18 bước là cấp số nhân 3 lần của con số 6:

Ý nghĩa tràng hạt 108 hạt


  • Con số 6 đầu là 6 giác quang : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý 
  • Con số 6 thứ 2 là đối tượng nhận thức của các giác quan: đối với mắt là màu sắc hình thái, đối với tai là các loại âm thanh, đối với mũi là các loại mùi, đối với lưỡi là các loại vị, đối với thân là tất cả các vật xúc chạm, đối với ý là bao gồm mọi sự vật hiện tượng tiến trình hình dung quá khứ hiện tại và dị lai.
  • Khi 6 giác quan tiếp xúc với 6 đối tượng nhận thứ của giác quan sẽ tạo ra con số 6 thứ 3 đó là 6 loại nhận thức: nhận thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Theo đức phật toàn bộ thế giới quan được hình thành trên ba con số 6 này. Do vậy từ nhận thức mà chúng ta có thể đánh giá được vũ trụ, con người, sự vật, hiện tượng, biệt nghiệp, công nghiệp, quy luật, tất cả các thứ được vận hành trong cuộc đời vốn không hề lệ thuộc vào các đáng tối cao nào và hoàn toàn không liên hệ gì đến duy vật hay duy tâm, mà đó là một sự tương tác đa chiều giữa các sự vật hiện tượng.

Dựa trên sự hình thành 6 con số 6 đó đức phật đã giới thiệu 1 thế giới quan thoát khỏi mọi mê tính dị đoan mà vỗ dĩ nó tồn tại là do trình độ khoa học và tri thức của con người về vũ trụ này còn quá kém. Cho nên mới ngộ nhận rằng các đấng tối cao tạo ra thiên tai, sóng thần, động đất … do đó phai cung phụng các đáng tối cao này để thương tưởng và bỏ qua.

Vì thế thấy rõ ràng hơn tất cả các nỗi khổ, niềm đau đều có góc rễ đến 6 giác quan này chúng ta thay vì lệ thuộc vào đấng tối cao và quay trở về làm chủ bản thân mình và từ đó nhận sinh quan phật giáo được hình thành.

Do vậy, khi làm chuỗi các nghệ nhân phật giáo đã theo các tu sĩ phật giáo làm con số 18 cho tràng hạt, để tượng trưng mỗi lần ta lần 1 hạt thì ta cố gắn liên tưởng làm sao để nỗ lực làm chủ được 1 giác quan và làn được 6 hạt là phải làm chủ được 6 giác quan và từ đó ta thanh tinh khi các giác quan tiếp xúc với trần cảnh để ta có được các nhận thức thoạt khỏi mọi chấp trước.

Theo đức phật chấp trước được diễn ra theo 2 khuynh hướng, đối với những thứ phù hợp với các giác quan ta có khuynh hướng nhiễm đắm sở hữu hóa, tư hữu hóa và bất kỳ ai xâm phạm hay tước đoạt đến các quyền sở hữu đó ta đều có khuyn hướng ghét bỏ dẫn đến tham đắm đó trở thành tham ái. Còn đối với các giác quan, và đối tượng nhận thức mà dẫn đến các cảm giác thái độ nhận thức không thích, không hài lòng, chán nãn …thì sẽ dẫn đến phản ứng sân hận và đây là phiền não thứ 2.



Có trường hợp một số người không rơi trực tiếp vào tham ái, sân hận nhưng rơi vào trạng thái do dự, bầng thần, chần chừ, thiếu dứt khoát thì được gọi là phản ứng vô ký và là con đẻ của vô minh nên có thể nói phần lớn các phản ứng của chúng ta khi các giác quan tiếp xúc với trần cảnh, hoặc rơi vào tham, sân, si dẫn đến khi lần các tràng hạt 18 hạt như thế ta nêu 1 quyết tâm lớn vượt ra khỏi tham, sân, si. Và như thể ta chuyển hóa các nỗi khổ, niềm sau và sống an vui hạnh phúc.

Ta lấy số 18 nhân với số 6 ta có được con số 108 và con số 6 đó còn được gọi là số 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp).
Nếu tạm gọi con người có một vận mệnh con người tu tập thông qua việc lần chuỗi 108 hạt ta phải tự tạo ra một vận mệnh an vui hạnh phúc, không sợ hãi, không mê tín, không đỗ lỗi… thấy rõ được mối quan hệ đa chiều của chúng để trong từng hoàn cảnh thuận và nghịch ta đều là người có ứng xử tích cực phù hợp việc làm lành và tâm lý thanh tịnh.”

Nếu bạn đọc còn kiên nhẫn đọc được đến đây tôi nghĩ rằng bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa chuỗi hạt đeo tay này dù nó có bao nhiêu hạt đi chăng nữa 12, 13, 15,16, … đi chăng nữa thì bạn cũng cơ bản hiểu được đâu là cội nguồn.

Nhiều nơi hiện nay bán chuỗi 108 hạt, hay nhiều số khác và chắc rằng bạn nếu như hứng thú với nội dung trên thì tôi nghĩ bạn cũng quan tâm và muốn sở hữu ít nhất 1 cái để thực hành và trải niệm. Chúng tôi có đôi lời khuyên các bạn mua ở đâu các dụng cụ phật pháp cũng đều tốt nhưng điều quan trọng là niềm tin của chúng ta để đi và vượt qua được những khổ đau và để thấy được một tương lai tươi sáng là còn tùy thuộc vào chính bạn.

T.D

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Pháp Khí Phật Giáo - Mõ

Mõ không cần phải bàn cải gì thêm ai cũng biết đến vật dụng này được sử dụng như thế nào trong phật giáo … 

Mõ cũng như các loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người, thanh âm vang lên từng tiếng cốc cốc… như là một phương tiện để người nghe được dẫn đi đến cõi thanh tịnh. 

Pháp khí phật giáo - Mõ


Chắc hẵn bạn cũng chỉ biết mõ có loại thường được thấy trong chùa hay ở các nhà thờ tổ tiên nhưng vẫn còn các dạng mõ khác bảo đảm trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin thú vị này.

Một bí mật cho bạn đọc là những chiếc mõ đa phần đều có khắc hình con cá. Và để lý giải cho lý do khắc con cá lên trên những chiếc mỏ thì mời bạn đọc thông tin trong bài viết.

Một trải niệm thú vị được cầm trên tay một thiết bị gõ vào chiếc mõ mỗi lần gõ vào là như chúng ta được cảnh tỉnh và chú tâm, thanh tịnh làm cho người gõ cảm thấy rất an lạc. Liệu bạn có muốn thử một lần tận tay cầm gõ vào chiếc mõ ấy để cảm nhận. 

Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây tuy không trực tiếp cầm gõ nhưng hy vọng sẽ giúp các bạn liên tưởng những tiếng cốc cốc này và giúp cho bạn đọc tự bản thân sẽ nhận thanh tịnh và sáng suốt trên con đường thành công đã chọn:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:

  1. Ý nghĩa của pháp khí phật giáo - Mõ
  2. Các loại Mõ được sử dụng hiện nay

1. Ý nghĩa của pháp khí phật giáo - Mõ

Tương truyền rằng loài cá luôn thức không bao giờ ngủ và rất hoạt động. Vì vậy khi tạo loại pháp khí này thì được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.



Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau. Đánh mõ phải học hẳn hoi, đúng điệu và đúng cú pháp của nó.

Theo sách Tam Tài Ðô Hội của Vương Tích đời Ðường có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó”.

2. Các loại mõ được sử dụng hiện nay

Mõ có hình bầu dục, tức hình tròn như vảy cá


Mõ có hình điếu, tức hình con cá dựng đứng hoặc treo


Thông tin bên trên chúng tôi cung cấp hy vọng rằng sẽ tiếp thêm được kiến thức cho bạn đọc. Đối với bạn đọc nào muốn tìm nơi bán pháp khí phật giáo uy tín thì xin liên hệ với chúng tôi để có thể hỗ trợ thêm thông tin cho bạn đọc.

T.D

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Pháp Khí Phật Giáo - Trống

Điều tôi sắp nói đến ở đây chắc có lẽ bạn cũng sẽ đồng tình phần nào rằng trống là một đồ vật không còn xa lạ gì với hầu hết tuổi thơ của chúng ta khi mà những tiếng trống trường vang vọng lúc chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Và giờ đây cũng không hiếm khi bạn nghe được tiếng trống tùng, tùng, tùng khi bạn có dịp ghé ngang qua các đền chùa hay miếu mạo … 

Pháp khí phật giáo - Trống


Trống cũng như các loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người, từng tiếng tùng, trắc đã đã gần như đi sâu vào tiềm thức của mỗi người. Thông tin bạn sắp đọc dưới bài viết này sẽ làm rõ hơn những thắc mắc của bạn đọc về ý nghĩa của tiếng trống hay là các loại hình thù trống nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bạn nghe tiếng trống to như vậy nhưng có khi nào bạn tưởng tượng lực đánh như thế nào để tạo nên tiếng trống hay và thổn thức. 

Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ  sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây tuy không trực tiếp chỉ các bạn đánh như thế nào nhưng hy vọng sẽ giúp các bạn hồi tưởng lại những tiếng trống khi xưa và giúp cho bạn đọc tự bản thân sẽ đánh lên những hồi trống tích cực để đi tiếp trên con đường thành công đã chọn:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:
  1. Ý nghĩa của trống bát nhã
  2. Các dịp thường sử dụng trống
  3. Các loại chuông thường được sử dụng
  4. Hướng dẫn cách đánh trống bát nhã

1. Ý nghĩa của trống bát nhã

Nói về trống (trống đại cổ) thì đây là một trong những loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi  thường làm bằng đá, cây, đồng,… Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà nó có công năng khác nhau nhưng riêng ở Phật giáo tiếng trống (tiếng trống bát nhã) tượng trưng cho chánh pháp và là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh và đây cũng chính là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, chia sẽ,… Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.


Trống nhỏ (trống kinh): Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh (tiếng bình dân thường gọi là trống cơm). 
Ngoài việc dùng đánh để tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, trống tiểu còn dùng để hòa âm trong cổ nhạc Phật giáo và cổ nhạc Việt nam. Trống tiểu thì khó đánh hơn trống lớn. Bài học để xử dụng cho trống tiểu rất nhiều, phức tạp và khó học. Có rất nhiều thể điệu khác nhau như là thể điệu thiền khi tụng kinh, thể điệu ai khi dùng vào đám táng, chẩn tế cô hồn, ... Nếu không học thì không thể xử dụng…;mới trông qua giống cái trống Cơm, nhưng hơi khác : tiếng dòn và trong hơn, cái đùi đánh trống gọi là roi trống

2. Các dịp sử dụng trống

Trống Bát Nhã thường được sử dụng vào những ngày lễ lớn trong năm, ngày sám hối, khóa tu, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh, riêng ở xã hội phong kiến, chuông trống bát nhã còn được đánh để cung đón vua đến viếng chùa.

Mang công dụng cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh, cung nghinh chư Tôn thiền Đức quang lâm và đồng thời báo hiệu quý nam nữ Phật tử tập trung về chánh điện, giảng đường,… nhiếp tâm về với chánh niệm. Đây là một nghi thức hành lễ Phật giáo của Trung Hoa du nhập sang Việt Nam.

3. Các loại trống thường được sử dụng

Trống lớn (trống đại cổ)

Trống đại cổ

Trống nhỏ (trống kinh)

trống kinh

4. Hướng dẫn cách đánh chuông trống Bát Nhã:

a. Khai: Nhập cùng với chung, bảng (nếu có); Cách đánh trong CD khai kinh Huế:

- 3 hồi chuông gia trì (cgt). - Mộc bảng(M), trống (T) - M T - M T- MTMT -  MT - M (7M và 6 )
- cgt, M, T - HồngCh, cgt, cgt, M, T - HồngCh, cgt, M, T - xxxx (gõ vành), T- xxxx (gõ vành), T  ttttttttt (trống luôn). Hoặc đánh - nhập hai tiếng (nhị đế dung thông).
-3 tiếng tiếp (mỗi lần một tiếng): Quy y Tam Bảo, dứt tam độc (tham, sân, si) -7 tiếng. (Thường gọi chung là một hồi luôn).

b. Bài kệ: Bát Nhã hội (3 lần)

Thỉnh Phật thượng đường
Ðại chúng đồng văn
Bát Nhã âm
Phổ nguyện pháp giới
Chúng hữu tình
Nhập bát Nhã
Ba La Mật Môn (5 lần, 10 lần)
Bài kệ được Ðệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và quí Hòa Thượng đồng thời xác tín, chứng minh.
Nghĩa là:


Hội Bát nhã,
Thỉnh Phật lên (giảng) đường,
Đại chúng đều (được) nghe:
Âm Bát nhã,
Vang khắp pháp giới,
Chúng hữu tình (vân vân),
(Đều nhập) lý Bát nhã,
Chứng nhập (pháp môn) Ba la mật.
1- Ðánh dứt 4 tiếng (chứng nhập Tứ Ðế): xxxx C - T    xxxx C - TT    xxxx C - T    C
2- Ðánh trống thỉnh Phật, Tổ, Thần (Ðả cổ thông tam giới…)
3- Ðánh trống rước Phật, Xá Lợi, Thần sắc.

Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các pháp khí phật giáo, hay là các loại pháp khí phật giao cụ thể xin mời xem thêm: Pháp khí là gì? 

T.D

Pháp Khí Phật Giáo - Chuông

Bạn sẽ đồng ý với chúng tôi rằng chuông hiện nay được sử dụng ngày càng phổ biến hơn không chỉ trong các đền chùa, miếu mạo … 

Chuông với những thanh điệu du dương là một loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người vì thế các thông tin chúng tôi cung cấp bên dưới đây cũng có thể liên tưởng như những âm sắc ngân vang của tiếng chuông sẽ phần nào gần gũi với bạn đọc.

Pháp khí phật giáo - Đại hồng chung

Bạn đã bao giờ thự sự tĩnh tâm để nghe một tiếng chuông vang khiến cho bản thân nhận ra được nhiều điều hơn, tỉnh giấc trước mọi cơn say đang níu kéo lấy ta trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn này. Hay có bao giờ bạn tận tay sờ vào một chiếc chuông, cảm nhận được sự sần sùi của nó và tự hỏi lòng nguyên vân từ đâu mà chuông lại cho ra một thanh âm ngân vang và tuyệt vời đến thế. Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:
  1. Ý nghĩa và lịch sử của Pháp khí phật giáo – Chuông
  2. Các loại chuông thường được sử dụng

1.Ý nghĩa và lịch sử của Pháp khí phật giáo – Chuông

Nói về chuông thì đây là một loại pháp khí sử dụng riêng ở đạo Phật, được đúc bằng kim loại, phát ra thanh âm vang xa và thanh thoát, thường gọi là đại hồng chung (chuông lớn), hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng.

Trong Phật giáo, chuông được coi là biểu trưng cho trí tuệ, mỗi khi thanh âm huyền diệu ngân vang thì đó chính là lời triệu gọi làm tỉnh giấc bao tâm hồn đang ngủ say trong  lầm mê và thanh lọc bao cõi lòng của người con Phật.

Tiếng chuông vang dứt trừ vọng hoặc nghiệp trần gian, thông suốt khắp mười phương cõi Niết-bàn, thấu đến cõi địa ngục, u đồ chúng sanh khi nghe thấy liền bớt đau khổ và được giải thoát. Tam đường địa ngục, ngã quỷ, súc sanh cùng bát nạn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sinh lên cõi trời trường thọ, sinh ở uất đan việt, đuôi diếc câm ngọng, thế trí biện thông, sinh trước Phật và sau Phật đặng tiêu tan. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân, si mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.


Trong tài liệu tìm hiểu về đạo phật có đoạn giải thích về nguồn gốc của chuông như sau:
Trong bộ kinh Kim cang Chí cũng có chép: "Vua Hiếu cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tự ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng thanh quy, trang 68 và 87). Đồng thời trong kinh Lăng nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La hầu La đánh chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng chuông đã có từ thời đức Phật còn tại thế.
Ở Trung Quốc, chuông đã được xử dụng tại các tự viện từ đời nhà Chu (557 trước tây lịch), nhà Tùy (609) “Tục Cao Tăng Truyện: ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Ðịnh ở kinh đô Trường An”. Thế kỷ thứ VI, Hòa Thượng Chí Công khởi xướng, vua Lương Vũ Ðế thực hiện “Hồng chung” cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn U Minh (địa ngục).

2. Các loại chuông thường được sử dụng

a. Đại Hồng Chung
Chuông đại hồng chung
b. Chuông báo chúng
Chuông báo chúng
c. Chuông Gia Trì
Chuông gia trì


Trên đây là các thông tin mà chúng tôi sưu tầm được nếu các bạn có thắc mắc thêm các Pháp khí phật giáo khác thì hãy xem bài viết: Pháp khí là gì? ý nghĩa   Bài viết đó đề cập đến nhiều loại pháp khí khác.

T.D

Pháp Khí Là Gì? và Ý Nghĩa

Tôi cá rằng bạn sẽ hoàn toàn đồng ý khi tôi nói: 
Pháp khí mật tông hiện nay là một vật phẩm khá kén người sử dụng và không nhiều người biết được các công dụng thật của nó. 

Pháp khí là gì


Cho nên một mục tiêu mà chúng tôi viết nên bài viết PHÁP KHÍ LÀ GÌ để nhằm cho bạn đọc hiểu một các sâu hơn về các vật phẩm này và việc các bạn cần làm là đừng quá âu lo vì chưa biết được những kiến thức này nội dung bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có được những kiến thức này. 

Chủ yếu thông tin trong bài viết này Thờ Cúng Tất Dạ chúng tôi sẽ nêu phần lớn là pháp khí nhà phật, còn các loại pháp khí khác như pháp khí mật tông, hay pháp khí mật tông tây tạng , các loại pháp khí đạo gia sẽ được chúng tôi đưa đến cho bạn đọc ở một bài viết chi tiết khác để người xem tiện theo dõi và giờ là phần giới thiệu các loại pháp khí mà chúng ta dễ dàng nhận biết được:

Pháp khí là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, để dâng cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang, hoặc làm dụng cụ trợ ích trong tu tập. Pháp phục là những y cụ cần thiết cho tu sĩ.

Chuông

Dụng cu phật giáo này có 3 loại phổ biến:
- Chuông hồng chung (còn được gọi là đại hồng chung)

Chuông đại hồng chung

- Chuông báo chúng
Chuông báo chúng

- Chuông gia trì
Chuông gia trì

Trống

- Trống lớn (đại cổ)

Trống lớn đại cổ

- Trống  nhỏ (trống kinh)
Trống nhỏ (trống kinh)

>> Xem thêm: Pháp khí phật giáo - Trống

Có hai loại được nhiều người biết đến
- Mõ hình con cá dựng đứng
Mõ hình con cá dựng đứng

- Mõ hình tròn như vây cá
Mõ có hình tròn như vãy cá

Khánh

Pháp khí phật giáo - Khánh

Linh đạc

Linh đạc - chuông lắc tay

Đẩu

Cái đẩu

Pháp loa

Pháp loa

Tràng hạt

Pháp khí tràng hạt
>> Xem thêm: Ý nghĩa tràng hạt

Pháp khí dành riêng cho Sám chủ và Chứng Minh.

- Sám chủ: trong nghi thức thiền gia khi cử hành Pháp sự, người làm chủ 1 cuộc lễ sám nào đó cho nên gọi là sám chủ.

Thủ Xích

Pháp khí thủ xích

Thủ lư

Pháp khí thủ lư

Tích trượng

Pháp khí gậy tích trượng

Mũ tỳ lư

Pháp khí mũ tỳ lư

Mũ hiêp chưởng

Pháp khí mũ hiệp chưởng

Mũ quang âm

Pháp khí mũ quan âm

Pháp phục

Y

Pháp phục Y

Bát

Pháp phục bình bát

Đãy lọc nước

Đãy lọc nước

Ngọa cụ

Gối thiền ngoa cụ