Điều tôi sắp nói đến ở đây chắc có lẽ bạn cũng sẽ đồng tình phần nào rằng trống là một đồ vật không còn xa lạ gì với hầu hết tuổi thơ của chúng ta khi mà những tiếng trống trường vang vọng lúc chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Và giờ đây cũng không hiếm khi bạn nghe được tiếng trống tùng, tùng, tùng khi bạn có dịp ghé ngang qua các đền chùa hay miếu mạo …
Pháp khí phật giáo - Trống |
Trống cũng như các loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người, từng tiếng tùng, trắc đã đã gần như đi sâu vào tiềm thức của mỗi người. Thông tin bạn sắp đọc dưới bài viết này sẽ làm rõ hơn những thắc mắc của bạn đọc về ý nghĩa của tiếng trống hay là các loại hình thù trống nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Bạn nghe tiếng trống to như vậy nhưng có khi nào bạn tưởng tượng lực đánh như thế nào để tạo nên tiếng trống hay và thổn thức.
Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây tuy không trực tiếp chỉ các bạn đánh như thế nào nhưng hy vọng sẽ giúp các bạn hồi tưởng lại những tiếng trống khi xưa và giúp cho bạn đọc tự bản thân sẽ đánh lên những hồi trống tích cực để đi tiếp trên con đường thành công đã chọn:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:
- Ý nghĩa của trống bát nhã
- Các dịp thường sử dụng trống
- Các loại chuông thường được sử dụng
- Hướng dẫn cách đánh trống bát nhã
1. Ý nghĩa của trống bát nhã
Nói về trống (trống đại cổ) thì đây là một trong những loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi thường làm bằng đá, cây, đồng,… Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà nó có công năng khác nhau nhưng riêng ở Phật giáo tiếng trống (tiếng trống bát nhã) tượng trưng cho chánh pháp và là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh và đây cũng chính là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, chia sẽ,… Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.
Trống nhỏ (trống kinh): Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh (tiếng bình dân thường gọi là trống cơm).
Ngoài việc dùng đánh để tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, trống tiểu còn dùng để hòa âm trong cổ nhạc Phật giáo và cổ nhạc Việt nam. Trống tiểu thì khó đánh hơn trống lớn. Bài học để xử dụng cho trống tiểu rất nhiều, phức tạp và khó học. Có rất nhiều thể điệu khác nhau như là thể điệu thiền khi tụng kinh, thể điệu ai khi dùng vào đám táng, chẩn tế cô hồn, ... Nếu không học thì không thể xử dụng…;mới trông qua giống cái trống Cơm, nhưng hơi khác : tiếng dòn và trong hơn, cái đùi đánh trống gọi là roi trống
2. Các dịp sử dụng trống
Trống Bát Nhã thường được sử dụng vào những ngày lễ lớn trong năm, ngày sám hối, khóa tu, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh, riêng ở xã hội phong kiến, chuông trống bát nhã còn được đánh để cung đón vua đến viếng chùa.
Mang công dụng cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh, cung nghinh chư Tôn thiền Đức quang lâm và đồng thời báo hiệu quý nam nữ Phật tử tập trung về chánh điện, giảng đường,… nhiếp tâm về với chánh niệm. Đây là một nghi thức hành lễ Phật giáo của Trung Hoa du nhập sang Việt Nam.
3. Các loại trống thường được sử dụng
Trống lớn (trống đại cổ)
Trống đại cổ |
Trống nhỏ (trống kinh)
trống kinh |
4. Hướng dẫn cách đánh chuông trống Bát Nhã:
a. Khai: Nhập cùng với chung, bảng (nếu có); Cách đánh trong CD khai kinh Huế:
- 3 hồi chuông gia trì (cgt). - Mộc bảng(M), trống (T) - M T - M T- MTMT - MT - M (7M và 6 )- cgt, M, T - HồngCh, cgt, cgt, M, T - HồngCh, cgt, M, T - xxxx (gõ vành), T- xxxx (gõ vành), T ttttttttt (trống luôn). Hoặc đánh - nhập hai tiếng (nhị đế dung thông).
-3 tiếng tiếp (mỗi lần một tiếng): Quy y Tam Bảo, dứt tam độc (tham, sân, si) -7 tiếng. (Thường gọi chung là một hồi luôn).
b. Bài kệ: Bát Nhã hội (3 lần)
Thỉnh Phật thượng đườngNghĩa là:
Ðại chúng đồng văn
Bát Nhã âm
Phổ nguyện pháp giới
Chúng hữu tình
Nhập bát Nhã
Ba La Mật Môn (5 lần, 10 lần)
Bài kệ được Ðệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và quí Hòa Thượng đồng thời xác tín, chứng minh.
Hội Bát nhã,
Thỉnh Phật lên (giảng) đường,
Đại chúng đều (được) nghe:
Âm Bát nhã,
Vang khắp pháp giới,
Chúng hữu tình (vân vân),
(Đều nhập) lý Bát nhã,
Chứng nhập (pháp môn) Ba la mật.
1- Ðánh dứt 4 tiếng (chứng nhập Tứ Ðế): xxxx C - T xxxx C - TT xxxx C - T C
2- Ðánh trống thỉnh Phật, Tổ, Thần (Ðả cổ thông tam giới…)
3- Ðánh trống rước Phật, Xá Lợi, Thần sắc.
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các pháp khí phật giáo, hay là các loại pháp khí phật giao cụ thể xin mời xem thêm: Pháp khí là gì?
T.D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét