Tháng chạp sắp đến rồi, Tết nguyên đán cũng sắp đến rồi, kỳ nghĩ dài ăn chơi nhảy mua cũng sắp đến rồi nhưng bạn có bao giờ tự hỏi chuỗi ngày ăn chơi nhảy múa đó có từ bao giờ tự hỏi ý nghĩa và lịch sử bắt nguồn của ngày Tết Nguyên Đán chưa? Việt Nam hay Trung Quốc?
Ý nghĩa ngày tết nguyên đán |
Hôm nay hãy cùng Thờ Cúng Tất Dạ làm rõ sự khác biệt cũng như cũng như gốc gác ngày tết cổ truyển của Việt Nam & Trung Quốc. Bài biết sưu tầm của chúng tôi được chia làm nội dung như sau:
- Lịch sử bắt nguồn của Tết Nguyên Đán
- Điểm giống và khách nhau của Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc
- Những câu chuyện dân gian ngày tết
- Về phong tục trong ngày tết
- Hoa quả tượng trưng cho ngày tết
- Các món ăn ngày tết
1. Lịch sử ngày tết
Tết nguyên đán hay còn gọi là tết cả, tết ta, tết âm lịch, tết cổ truyền, tết năm mới hay chỉ đơn giản được gọi bằng cái tên triều mến là tết là một dịp lễ quan trong nhất trong văn hóa Việt Nam ta một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của cả dân tộc và sự xuất hiện lâu đời của nó vẫn còn mạng sự tranh cãi rất nhiều. Đến đây thì chắc bạn đọc cũng thắc mắc một điều rằng tết bắt nguồn từ đâu Việt Nam hay Trung Quốc và cũng chưa có bằng chứng xác đáng nào thể hiện rằng lịch sử ngày tết có tự bao giờ.
Ý nghĩa và lịch sử ngày tết |
Từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên nền tảng mạng Internet thập chí trang bách khoa toàn thư Wikipedia đều nói rằng “Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc tết nguyên đán xuất hiện từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế...” và đây cũng có lẽ nhiều người cho rằng nguồn gốc của tết bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập qua nước ta trong thời ký 1000 năm bắc thuộc.
Nhưng khoang đã hãy dừng lại suy nghĩ một chút, thời Tam Hoàng Ngũ Đế (thời 3 vị Hoàng và 5 vị đế đầu tiên của Trung Quốc). 8 vị này trị vì từ năm 2852 TCN – 2205 TCN.
Theo lịch sử Trung Quốc thì tết đã có từ thời này cách ngày nay gần 5000 năm, dựa trên thông tin này thì nghe có vẻ như là Tết bắt nguồn từ Trung QUốc thật.
>> Xem Thêm: Cúng gì ngày ong Công, ông Táo
Nhưng đối chiếu lại với lịch sử Việt Nam, mặc dù qua nhiều lần chiến tranh và các tài liệu về lịch sử bị thất lạc hay thậm chí bị tiêu hủy với số lượng lớn nhưng vẫn còn có câu được lịch sử lưu lại rằng: “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2622 năm … Từ thời đó người Việt ta đã ăn tết …” dựa trên thông tin lịch sử này thì năm 2897 TCN (Việt Nam) lại có trước năm 2852 TCN (Trung Quốc) tận 27 năm.
Vậy dựa trên thông tin này cũng phần nào giải đáp được thắc mắc là nước nào có tết trước và càng không có chuyện tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập sang Việt Nam trong thời 1000 năm bắc thuộc. Cho dù lần đầu tiên khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương năm 207 TCN.
Tiếp theo nữa lâu nay chúng ta đều biết và thuộc long sự tích “bánh chưng, bánh dày” theo như sự tịch này thì bánh chưng được tạo ra bởi anh chành Lang Liêu (con trai thứ 18 của vua Hùng Vương đời thư 6, tức con cháu của vua Hùng Vương đời thứ nhất mà vua Hùng Vương đời thứ nhất là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ mà Lạc Long Quân lại chính là con của vua Kinh Dương Vương lại là vị vua thuộc họ Hồng Bàng đã lập ra nhà nước Văn Lang) theo thông tin về lịch sử mà bạn tham khảo qua thì bánh chưng, bánh dày đã có từ rất lâu trước khi quân phương bắc đô hộ nước ta.
Ngoài ra còn một số thông tin mà chúng tôi có sứu tầm được: Khổng Tử - Vạn Thế Sư Biểu (bât thầy muôn đời của người trung hoa) đã từng viết trong linh lễ 1 cuốn trong bộ ngũ kinh (chuyên ghi ché lại các lễ nghi thời xưa) rằng
“Ta không biết ngày tết là ngày gì , nghe đâu đó là tên của ngày lễ hội lớn của bon người Man, Họ nhảy múa như điên, uốn rượu và ăn chơi vào nhưng ngày đó. Họ gọi tên cho này đó là “Tế Sạ” ”.
Tế Sạ ở đây chính là phiên âm tiếng Hán của ngày tết Việt Nam.
Trong đó sách “Giao Chỉ Chí” (Giao Chỉ là một phần đất nước ta thời xưa) có viết:
“Bọn người Giao Quận thường tập trung lại thành phường quận nhảy mua hát ca. Ăn uốn chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng 1 mùa cấy trồng mới. Chúng gọi đó là “Nèn –Thết”, không chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan Lang, Chúa Động đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy. Bên ta không có sự quân thần điên đảo như thế.”.
Kết Luận lại là tết cổ truyền của người việt là của người việt từ xưa đã có và trong hiện tại lẫn tương lai cũng vẫn hiện hữu. Từ những lý lẽ và dẫn chứng ấy Thờ Cúng Tất Dạ cho rằng ngày tết của chúng ta ra đời có một lịch sử rõ rằng và có truyền thống ngàn đời và bản sắc riêng của dân tộc, tuy không thể phủ nhận sự đồng hóa và lại tạp nhất định trong giao đoạn bắc thuộc dài cả nghìn năm nhưng hoàn toàn không có chuyện là tết ta là do người phương bắc mang đến, có thể dễ dàng nhận ra rằng vì sự phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc ảnh hưởng đến chúng ta cho nên điều gì riêng và hay ho của chúng ta đều bị cho là du nhập của anh bạn hàng xóm này.
2. Điểm giống và khác nhau của Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc
Tết âm lịch của VN & TQ |
Để phân biệt được sự giống và khác nhau của hai đất nước thì chúng ta sẽ cùng so sánh ngày tết của hai đất nước:
Giống nhau:
2 ngày tết của 2 quốc gia có những điểm chung như: đều là một ngày lễ lớn và quan trong nhất trong năm đánh dấu sự kiện kết thúc năm cũ và bước sang năm mới, là dịp các thành viên trong gia đình đoàn tụ và sum vầy sau 1 năm làm việc và học tập mệt mỏi, và là ngày mà mọi người thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương giành cho nhau, tha thứ bỏ qua những sai lầm trong năm cũ để bắt đầu một năm mới với mọi thứ đều mới và lạc quan và đây cũng là dịp người dân chịu chi tiêu và chơi bời nhiều nhất không như những dịp lễ khác có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít, không có thì cũng không sao.
Màu chủ đạo của 2 quốc gai trong ngày tết đều là màu đỏ vì màu đỏ thể hiện cho sự may mắn sung túc. Trẻ con trong ngày tết đều được nhận lì xì cũng với những lời chúc tết đầy may mắn. Và đặc biệt nhất là buổi cơm đêm giao thừa và sáng mùng 1 tết gia đình cung nhau quay quần cùng nhau tiễn năm cũ và đón năm mới.
Khách nhau:
- Tên gọi: tết nguyên đán của ta thì là tết của Trung Quốc và ngày 1/1 dương lịch, và tết âm lịch của Trung Quốc gọi là Xuân Tiết
- Tuy dùng chung lịch âm nhưng đón tết của 2 nước đều khác nhau. Việt Nam chúng ta bắt đầu đón tết từ ngày 23 âm lịch – mùng 7 tháng giêng âm lịch. Trong khi đó Trung Quốc bắt đầu đón tết vào ngày mùng 8 tháng chạp – 15 tháng giêng âm lịch
3. Những câu chuyện dân gian ngày tết:
Trung Quốc: Xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên, vì con Niên hay đến vào dịp đầu năm mới để phá hoại gia súc, mùa màn, dân làng và đặc biệt là hù dọa trẻ con. Để bảo vệ bản thân, dân làng hay đặt thức ăn trước của nhà vào dịp đầu năm mới.
Con niên |
Mọi người tin rằng sau khi ăn những thức ăn đó, con Niên sẽ không tấn công con người nữa. Một lần mọi người thấy con Niên tỏ ra sợ em bé và mọi người hiểu ra 1 điều rằng con Niên rất sợ bộ đồ đỏ trên người em bé. Và thế mỗi độ tết đến xuân về mội nhà đề đua nhau treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ, thậm chí mặc đồ đỏ để xua đuổi con Niên. Từ đó con Niên không còn bén mãng đến làng nữa.
Việt Nam: nước ta thì không có truyền thuyết nào về ngày lễ này nó đơn giản và chân thực hơn. Tết đơn giản chỉ là một dịp để mọi người nghỉ ngơi xã xì trét sau 1 năm làm lụng, học tập vất vả và để nhìn lại xem năm cũ đã thực hiện được những gì và lên kế hoạch cho năm mới.
4. Về phong tục trong ngày tết
Người Trung Quốc có tập tục treo ngược chữ PHÚC, vì trong tiếng hán nó có nghĩa là PHÚC ĐÁO có nghĩa là PHÚC ĐẾN. và họ hay đốt pháo, tổ chức múa Lân, Sư, Rồng.
Hình ảnh Đốt pháo ngày tết |
Người Việt Nam chúng ta thì khá là nhiều: nào là tiễn ông Công, ông Táo, gói bánh chưng bánh tét, rước ông bà tổ tiên về ăn tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu để xua đuổi ma quỷ. Giao thừa xong thì nào là xong đất, hái lộc, chúc tết và còn nhiều thứ khác nữa.
cây nêu ngày tết |
5. Hoa quả tượng trưng cho ngày tết
a.Người Việt Nam: thích cây đào, mai, quất
b.Người Trung Quốc: thích cây mơ, hoa thủy tiên, cây quất và cây cà tím
6. Các món ăn ngày tết
Ngoài các món ăn đặc trưng ngày tết như bánh chưng, bánh dày, thị kho hột vịt, bánh tét, dưa hấu ngoài ra còn có rất nhiều các món ăn đặc trung vùng miền khác nhau như:
- Bắc củ hành – Nam củ kiệu tôm khô
- Bắc thịt đông – Nam thịt kho hột vịt
- Bắc nem ráng – Nam bánh tráng cuốn
- Bắc canh măng khô – Nam canh khổ qua
- Gà luộc, Giò thủ, Giò lụa
- Huế có tôm chua
- Quảng Nam có thịt heo ngâm nước mắm
- Nghệ An có bò kho mật mía
- Thanh hóa có nem chua
- …
Các món ăn của Trung Quốc: mứt tết, bánh niên cao, bánh khoai môn, bánh củ cải, sủi cảo há cảo…
Bạn cũng có thể thấy ngày tết của 2 quốc gia đều có đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được cho nên dựa trên các thông tin mà chúng tôi sưu tầm được chắc bạn cũng hanh diện là tết Việt chúng ta có những cái đẹp và những cái riêng không phải phụ thuộc vào quốc gia nào.
T.D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét