Mõ không cần phải bàn cải gì thêm ai cũng biết đến vật dụng này được sử dụng như thế nào trong phật giáo …
Mõ cũng như các loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người, thanh âm vang lên từng tiếng cốc cốc… như là một phương tiện để người nghe được dẫn đi đến cõi thanh tịnh.
Pháp khí phật giáo - Mõ |
Chắc hẵn bạn cũng chỉ biết mõ có loại thường được thấy trong chùa hay ở các nhà thờ tổ tiên nhưng vẫn còn các dạng mõ khác bảo đảm trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin thú vị này.
Một bí mật cho bạn đọc là những chiếc mõ đa phần đều có khắc hình con cá. Và để lý giải cho lý do khắc con cá lên trên những chiếc mỏ thì mời bạn đọc thông tin trong bài viết.
Một trải niệm thú vị được cầm trên tay một thiết bị gõ vào chiếc mõ mỗi lần gõ vào là như chúng ta được cảnh tỉnh và chú tâm, thanh tịnh làm cho người gõ cảm thấy rất an lạc. Liệu bạn có muốn thử một lần tận tay cầm gõ vào chiếc mõ ấy để cảm nhận.
Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây tuy không trực tiếp cầm gõ nhưng hy vọng sẽ giúp các bạn liên tưởng những tiếng cốc cốc này và giúp cho bạn đọc tự bản thân sẽ nhận thanh tịnh và sáng suốt trên con đường thành công đã chọn:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:
- Ý nghĩa của pháp khí phật giáo - Mõ
- Các loại Mõ được sử dụng hiện nay
1. Ý nghĩa của pháp khí phật giáo - Mõ
Tương truyền rằng loài cá luôn thức không bao giờ ngủ và rất hoạt động. Vì vậy khi tạo loại pháp khí này thì được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.
Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau. Đánh mõ phải học hẳn hoi, đúng điệu và đúng cú pháp của nó.
Theo sách Tam Tài Ðô Hội của Vương Tích đời Ðường có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó”.
2. Các loại mõ được sử dụng hiện nay
Mõ có hình bầu dục, tức hình tròn như vảy cá
Mõ có hình điếu, tức hình con cá dựng đứng hoặc treo
Thông tin bên trên chúng tôi cung cấp hy vọng rằng sẽ tiếp thêm được kiến thức cho bạn đọc. Đối với bạn đọc nào muốn tìm nơi bán pháp khí phật giáo uy tín thì xin liên hệ với chúng tôi để có thể hỗ trợ thêm thông tin cho bạn đọc.
T.D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét