Bạn sẽ đồng ý với chúng tôi rằng chuông hiện nay được sử dụng ngày càng phổ biến hơn không chỉ trong các đền chùa, miếu mạo …
Chuông với những thanh điệu du dương là một loại pháp khí phật giáo quen thuộc với nhiều người vì thế các thông tin chúng tôi cung cấp bên dưới đây cũng có thể liên tưởng như những âm sắc ngân vang của tiếng chuông sẽ phần nào gần gũi với bạn đọc.
Pháp khí phật giáo - Đại hồng chung |
Bạn đã bao giờ thự sự tĩnh tâm để nghe một tiếng chuông vang khiến cho bản thân nhận ra được nhiều điều hơn, tỉnh giấc trước mọi cơn say đang níu kéo lấy ta trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn này. Hay có bao giờ bạn tận tay sờ vào một chiếc chuông, cảm nhận được sự sần sùi của nó và tự hỏi lòng nguyên vân từ đâu mà chuông lại cho ra một thanh âm ngân vang và tuyệt vời đến thế. Chúng tôi – Thờ Cúng Tất Dạ sẽ cho các bạn biết được ngay sau đây:
Bài viết khá dài nên chúng tôi chi làm 2 phần chính cho bạn đọc dễ dàng theo dõi:
- Ý nghĩa và lịch sử của Pháp khí phật giáo – Chuông
- Các loại chuông thường được sử dụng
1.Ý nghĩa và lịch sử của Pháp khí phật giáo – Chuông
Nói về chuông thì đây là một loại pháp khí sử dụng riêng ở đạo Phật, được đúc bằng kim loại, phát ra thanh âm vang xa và thanh thoát, thường gọi là đại hồng chung (chuông lớn), hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng.
Trong Phật giáo, chuông được coi là biểu trưng cho trí tuệ, mỗi khi thanh âm huyền diệu ngân vang thì đó chính là lời triệu gọi làm tỉnh giấc bao tâm hồn đang ngủ say trong lầm mê và thanh lọc bao cõi lòng của người con Phật.
Tiếng chuông vang dứt trừ vọng hoặc nghiệp trần gian, thông suốt khắp mười phương cõi Niết-bàn, thấu đến cõi địa ngục, u đồ chúng sanh khi nghe thấy liền bớt đau khổ và được giải thoát. Tam đường địa ngục, ngã quỷ, súc sanh cùng bát nạn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sinh lên cõi trời trường thọ, sinh ở uất đan việt, đuôi diếc câm ngọng, thế trí biện thông, sinh trước Phật và sau Phật đặng tiêu tan. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân, si mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Trong tài liệu tìm hiểu về đạo phật có đoạn giải thích về nguồn gốc của chuông như sau:
Trong bộ kinh Kim cang Chí cũng có chép: "Vua Hiếu cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tự ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng thanh quy, trang 68 và 87). Đồng thời trong kinh Lăng nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La hầu La đánh chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng chuông đã có từ thời đức Phật còn tại thế.
Ở Trung Quốc, chuông đã được xử dụng tại các tự viện từ đời nhà Chu (557 trước tây lịch), nhà Tùy (609) “Tục Cao Tăng Truyện: ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Ðịnh ở kinh đô Trường An”. Thế kỷ thứ VI, Hòa Thượng Chí Công khởi xướng, vua Lương Vũ Ðế thực hiện “Hồng chung” cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn U Minh (địa ngục).
2. Các loại chuông thường được sử dụng
a. Đại Hồng Chung
Chuông đại hồng chung |
b. Chuông báo chúng
Chuông báo chúng |
c. Chuông Gia Trì
Chuông gia trì |
Trên đây là các thông tin mà chúng tôi sưu tầm được nếu các bạn có thắc mắc thêm các Pháp khí phật giáo khác thì hãy xem bài viết: Pháp khí là gì? ý nghĩa Bài viết đó đề cập đến nhiều loại pháp khí khác.
T.D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét